trọng | tt. Nặng: Vật khinh tình trọng; bên trọng bên khinh. // bt. C/g. Trượng, cả-thể, quý-báu, cao-sang, cầm làm cao-cả không xem thường: Bảo-trọng, cao-trọng, long-trọng, kính-trọng, quý-trọng, tưng-trọng, trân-trọng, trọng nhân, nhân trọng (tưng người, người tưng lại). // Cần-thiết, ngặt-nghèo: Quan-trọng, trầm-trọng. |
trọng | bt. ở giữa, làm môi-giới: Bá-trọng, tứ-trọng. |
trọng | - I. đgt. Coi trọng, chú ý, đánh giá cao: trọng chất lượng hơn số lượng. II. tt., id. ở mức độ cao, rất nặng, đáng quan tâm: bệnh trọng tội trọng. |
trọng | I. đgt. Coi trọng, chú ý, đánh giá cao: trọng chất lượng hơn số lượng o được mọi người trọng o trọng dụng o trọng đãi o trọng hậu o trọng thế o trọng thị o trọng thể o trọng vọng o cẩn trọng o Chú trọng o kính trọng o long trọng o quý trọng o sang trọng o thận trọng o trang trọng o trân trọng o trịnh trọng o tự trọng. II. tt. Ở mức độ cao, rất nặng, đáng quan tâm: bệnh trọng o tội trọng o trọng án o trọng âm o trọng bệnh o trọng đại o trọng điểm o trọng hình o trọng lực o trọng lượng o trọng nhậm o trọng phạm o trọng pháo o trọng số o trọng tải o trọng tâm o trọng thần o trọng thượng o trọng thương o trọng tộc o trọng trách o trọng trường o trọng vật o trọng yếu o đối trọng o hệ trọng o nghiêm trọng o quan trọng o tải trọng o thận trọng o thể trọng o tự trọng o tỉ trọng kế o trầm trọng. |
trọng | Ở giữa (trong quan hệ với mạnh là ở đầu và quý là ở cuối): trọng đông o trọng hạ o trọng tài o trọng thu o trọng xuân o đỗ trọng. |
trọng | tt 1. To lớn: Quyền trọng ra oai trấn cõi bờ (Lê Thánh-tông) 2. Đáng quí: Bên trọng, bên khinh (tng); Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu (cd); Đạo con lấy hiếu, trung làm trọng (Tự tình khúc). đgt Đánh giá cao; Tôn quí: Trọng nghĩa hơn trọng của. |
trọng | (khd) Nặng: Trọng-lượng. Ngb. 1. Tôn quý: Trọng người hiền - Thương vì hạnh, trọng vì tài (Ng.Du). 2. Quan-hệ không phải thường: Trọng-hệ. |
trọng | (khd) ở giữa: Trọng-tài. || Trọng đông, trọng hạ, trọng thu, trọng xuân, tháng thứ nhì trong các mùa trên đây. |
trọng | .- 1. Cg. Coi là đáng quý: Bên trọng bên khinh. 2. t. Ở mức độ gây tai hại lớn: Bệnh trọng; Tội trọng. |
trọng | Nặng: Trọng lực. Trọng lượng. Nghĩa bóng: Tôn quý, trái với khinh: Quý trọng. Tôn trọng. Kẻ khinh, người trọng. Văn-liệu: Thương vì hạnh, trọng vì tài (K). Yêu bên chữ sắc, trọng bên chữ tài (Nh-đ-m). Thế tình chuộng lạ tham thanh, Bên khinh, bên trọng ra tình xấu chơi (C-d). Trọng người, người lại trọng thân, Khinh đi, khinh lại như lần tròn quang (C-d). |
trọng | ở giữa (không dùng một mình): Trọng xuân. Trọng hạ. Trọng thu.v.v |
Im lặng một lúc lâu , bà lại nói tiếp : Muốn tìm vào chỗ sang ttrọngđôi chút để được mát mặt , chứ có phải mình ế ẩm gì mà làm lẽ. |
Chẳng ra gì , bây giờ cũng là mợ phán ! Khách khứa toàn là những khách khứa sang ttrọngcả. |
Mãi về sau , thấy bệnh đứa bé trầm trọng quá , cậu phán bèn liều không bàn bạc gì với mợ phán , đi mời đốc tờ về nhà. |
Và người đáng thương , đáng trọng có lẽ là Trác đã chịu nổi được những cái độc ác của mợ. |
Tôi chắc rồi sau thế nào cũng được trọng thưởng , nhưng trọng thưởng lúc đó đối với toi cũng như không , tôi chỉ nghĩ đến nhà tôi ở nhà , không biết ra sao. |
Trương nghĩ đến cuộc gặp Thu hôm ba mươi tết và tự nhủ : Mình yêu rồi và có lẽ Thu đã yêu mình... Thu có lẽ yêu mình ngay từ khi gặp trên xe điện , nhưng hôm ba mươi vừa rồi mình mới được biết là Thu yêu mình... Chàng giở cuốn sổ tay dùng để ghi những việc quan trọng trong đời. |
* Từ tham khảo:
- trọng âm
- trọng bệnh
- trọng cổ khinh kim
- trọng công
- trọng của hơn người
- trọng của khinh người