nghiến | đt. áp sát lại và đưa qua đưa lại đến mòn đến đứt: Đứt nghiến, nát nghiến; bánh sắt nghiến mòn đường rầy // (B) Cằn-nhằn, nói cay đắng: Đay-nghiến; vợ nghiến chồng // trt. Trửng, liền, lập-tức: Nuốt nghiến, đứt nghiến một chến. |
nghiến | dt. Thứ gỗ cứng, thường được dùng làm thớt. |
nghiến | - I. đg. 1. Lăn trên một vật và đè nát ra hay đứt ra: Máy nghiến đứt ngón tay; Xe lửa nghiến chết người. 2. Nghiền nát ra: Mọt nghiến gỗ. 3. Nói một cách day dứt cay độc: Mẹ chồng nghiến con dâu. II. ph. Tức khắc và nhanh chóng: Ăn nghiến đi; Nói xong xé nghiến tờ giấy.NGhiếN NGấU.- Nh. Nghiến, ngh. II: Ăn nghiến ngấu hết gói kẹo.NGhiếN RăNG.- đg. 1. Xát mạnh hai hàm răng với nhau thành tiếng. 2. Cắn chặt hai hàm răng tỏ ý tức giận lắm: Máu ghen ai chẳng chau mày nghiến răng (K).NGhiệN.- t. Ham mê đến thành có thói quen rất khó chừa: Nghiện thuốc phiện; Nghiện rượu.NGhiệN húT.- Cg. Nghiện ngập. Nghiện thuốc phiện. |
nghiến | dt. Cây gỗ to ở rừng, lá dày, cứng, gỗ màu nâu dỏ, rắn, thớ mịn, dùng trong xây dựng: thớt làm bằng gỗ nghiến. |
nghiến | đgt. 1. (Vật) cọ xát mạnh vào (vật khác) và thường phát ra tiếng kêu: nghiến răng ken két o mọt nghiến gỗ. 2. (Vật sắc nhọn) siết hoặc làm đè mạnh lên làm cho giập nát hoặc đứt ra: Xe hoả nghiến chết người o xích xe đạp nghiến nát gấu quần. |
nghiến | tt. Tức khắc, mạnh mẽ: trói nghiến tên kẻ trộm lại. |
nghiến | dt (thực) Loài cây to mọc ở rừng, gỗ rắn: Thứ nhất thì gỗ vàng tâm, thứ hai gỗ nghiến, thứ năm bạch đàn (cd). |
nghiến | đgt 1. Làm nát ra; Làm đứt ra: Máy nghiến ngón tay; Xe lửa nghiến chết người. 2. Làm vụn dần ra: Mọt nghiến gỗ. 3. Nói cay độc và dai dẳng: Vợ nghiến chồng. 4. Cắn chặt lại: Hai hàm răng Hoài-văn nghiến chặt lại (NgHTưởng). trgt Tức khắc: ăn nghiến đi. |
nghiến | đt. 1. Cắn sít hai hàm răng và đưa qua đưa lại: Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai (Ng.Du) // Nghiến răng: cng. Ngr. Đè chẹt xuống cho tan, cho nứt bể ra: Bị xe điển nghiến gảy chân. Ngb. Nói cay độc cho đau đớn: Vợ nghiến chồng vì ghen. 2. trt. Tức khắc: Nuốt nghiến. |
nghiến | .- d. Loài cây to thuộc họ đay, mọc ở rừng núi đá, gỗ dùng làm nhà. |
nghiến | .- I. đg. 1. Lăn trên một vật và đè nát ra hay đứt ra: Máy nghiến đứt ngón tay; Xe lửa nghiến chết người. 2. Nghiền nát ra: Mọt nghiến gỗ. 3. Nói một cách day dứt cay độc: Mẹ chồng nghiến con dâu. II. ph. Tức khắc và nhanh chóng: Ăn nghiến đi; Nói xong xé nghiến tờ giấy. |
nghiến | Thứ gỗ dắn: Thớt làm bằng gỗ nghiến. Văn-liệu: Có ngày thớt nghiến, với dao phay. |
nghiến | 1. Cắn sít hai hàm răng lại mà đưa đi đưa lại: Nghiến răng nghiến lợi. Mọt nghiến gỗ. Nghĩa rộng: Tức khắc, xong đứt ngay: Nuốt nghiến, đè nghiến xuống. 2. Nói vật gì nặng và sắc đè chẹt, làm cho vật khác đứt ra hay tan ra: Xe hoả nghiến chết người. Nghĩa bóng: Nói cay nói độc làm cho đau-đớn: Vợ nghiến chồng. Văn-liệu: Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai (K). Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng (K). Nghiến răng động chín phương trời (Trê-cóc). |
Tuy người còn mệt , chưa khỏi hẳn , nhưng mợ phán không muốn nàng nghỉ ngơi nữa , mợ tìm cách nói đay nói nghiến. |
Chàng nghiến răng , nắm tay giơ lên trước mặt vợ : Mợ phải biết , nếu tôi không tàn tật... Nhưng dáng dấp hùng hổ của Khương chỉ làm cho Liên cười nhạt : Cậu không phải doạ. |
Dũng lo ngại nhìn bà Hai đoán chắc bà sẽ sinh chuyện nói đay nghiến ông tuần như mọi lần. |
Cỗ bàn làm không đủ lệ , không được ; hễ túng thiếu cần đi vay mượn để lo cho tươm tất , các bà cũng đay nghiến hết tháng này sang tháng khác bảo chàng đã bêu dơ bêu xấu cả họ. |
Thầy đội chạy săm lại nắm lấy tay Sửu và nghiến răng bóp thật chặt. |
Giao nhìn lên cây roi thấy trong đám lá xanh mấy chùm quả nặng trĩu , sắc da mát và hồng , như muốn trêu giục người ta hái xuống ăn ngấu ăn nghiến , lại nhìn đến người đàn bà đôi má hồng , tự nhiên trong trí chàng nảy ra một sự so sánh chùm quả ngon với người con gái đẹp. |
* Từ tham khảo:
- nghiến ngấu
- nghiến ngấu
- nghiện
- nghiện hút
- nghiện ngập
- nghiêng lòng