lệnh | đt. X. Lịnh. |
lệnh | - I d. 1 Điều cấp trên truyền xuống cho cấp dưới phải thi hành. Ra lệnh*. Hạ lệnh*. Vâng lệnh. Làm trái lệnh. Nhận lệnh đi công tác. 2 Văn bản pháp quy, do chủ tịch nước ban hành. Lệnh tổng động viên. Lệnh ân xá. 3 Giấy cho phép làm một việc gì. Viết lệnh xuất kho. Xuất trình lệnh khám nhà. 4 Thanh la dùng để báo hiệu lệnh. Đánh lệnh. Nói oang oang như lệnh vỡ. Lệnh ông không bằng cồng bà (ý kiến của người vợ là quan trọng hơn, là quyết định). 5 (chm.). Tín hiệu báo cho máy tính biết cần phải thực hiện một nhiệm vụ, một thao tác nào đó. 6 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp). Vật dùng để báo hiệu lệnh. Cờ lệnh. Pháo lệnh*. Bắn một phát súng lệnh. - II đg. (kng.). Ra . Lệnh cho đơn vị nổ súng. |
lệnh | I. dt. 1. Điều cấp trên truyền xuống: lệnh cấp trên o lệnh chỉ o lệnh chung o lệnh tiễn o chính lệnh o công lệnh o điều lệnh o hiệu lệnh o huấn lệnh o khẩu lệnh o mật lệnh o mệnh lệnh o nghiêm lệnh o nhật lệnh o pháp lệnh o quân lệnh o sắc lệnh o thượng lệnh o tư lệnh (bộ tư lệnh, tổng tư lệnh). 2. Việc dùng để báo hiệu: cờ lệnh o pháo lệnh. II. đgt. Ra lệnh: lệnh cho toàn đơn vị hành quân. III. 1. Tên chức quan thời xưa: lệnh doãn o huyện lệnh. 2. Cách gọi tôn kính những người thân thuộc hoặc có quan hệ với mình: lệnh ái o lệnh bà o lệnh huynh o lệnh lang o lệnh tộc. |
lệnh | dt 1. Thanh la dùng để báo một hiệu lệnh: Giọng nói như lệnh vỡ. 2. Điều người trên truyền xuống: Cụ Hồ ra lệnh đuổi Nhật, đuổi Tây (Tố-hữu). 3. Điều chủ tịch nước ban bố, có tính chất pháp luật: Lệnh động viên. 4. Kí hiệu qui ước để thực hiện một thao tác nào đó trong máy tính: Có thể đưa các lệnh vào bộ nhớ thông qua bàn phím. đgt Ra lệnh: Quan cứ lệnh, lính cứ truyền (Trê Cóc). |
lệnh | dt. 1. Điều truyền bảo của người trên: Vội-vàng xuống lệnh ra uy (Ng.Du) Lệnh nghiêm đêm vắng lặng, Tráng sĩ buồn không kiêu (Thơ dịch) // Ra lệnh. Tuân lệnh. Ngr. a) Thanh-la dùng để ra hiệu lệnh: Đánh-lệnh. b) Ống lói (xt. Lói): Đốt ống lệnh. 2. (khd) Lành, tốt: Lệnh chung. 3. Tiếng dùng để tôn xưng người mình muốn nói: Lệnh ái. |
lệnh | .- I. d. 1. Điều người trên truyền xuống cho người dưới thi hành: Ra lệnh bảo vệ đê. 2. Điều Chủ tịch nước ban bố, có tính chất pháp luật: Lệnh động viên. 3. Thanh la dùng để báo một hiệu lệnh. Giọng nói như lệnh vỡ. Giọng nói to và rè rè. II. t. Dùng để báo một hiệu lệnh: Ông lệnh; Cờ lệnh. |
lệnh | I. Điều truyền bảo của người trên: Ra lệnh, vâng lệnh. Nghĩa rộng: ống lói (nhói) hay cái thanh-la dùng để ra hiệu-lệnh: Đốt ống lệnh. Đánh lệnh. Văn-liệu: Giả lệnh, giả thị (T-ng). Vội-vàng xuống lệnh ra uy (K). Lệnh quan ai dãm cãi lời (K). II. Lành, tốt. |
Vả lời mợ tức là một hiệu llệnh, cậu không phân trần hơn thiệt , phải trái , để trong nhà khỏi có chuyện bất hòa. |
Khi còn cô ta ở nhà , thì mỗi lần có điều gì bất hòa giữa mợ phán và Trác , mợ kiêu hãnh mắng Trác : Tao không thèm đánh mày cho bẩn tay ! Tao sai con tao nó phanh thây mày ! Nếu cơn ghét đã lên bội phần , mợ vênh vang hoa tay ra llệnh: Cái nhớn , mày xé xác nó ra cho tao. |
Nếu con không cắp sách đi học , con sẽ cho lời me là một cái lệnh không trái được , con sẽ như mọi người khác bị ép uổng , rồi liều mình tự tử. |
Loan nói vậy là vì nàng biết rằng bà Hai cứ dùng nước mắt để là xiêu lòng nàng , rồi nàng không nỡ nào trái lệnh , dẫu đời nàng phải tan nát đi chăng nữa. |
Lúc bước lên thang gác , Loan tự hỏi : Đã biết rồi không trái lệnh được , nhưng mình lại cứ muốn tìm lẽ để nói trái lại lời bố mẹ. |
Ngừng một lát Loan nói tiếp : Cậu ở nhà cậu , tôi là một người xa lạ đến ; người xa lạ ấy ở dưới quyền những người khác thì chỉ còn một cách là cúi đầu theo lệnh. |
* Từ tham khảo:
- lệnh buổi ban mai cãi lệnh chiều hôm
- lệnh chỉ
- lệnh doãn
- lệnh khệnh
- lệnh lang
- lệnh làng