tướng | dt. Quan võ xưa cầm đầu một đạo hay đội binh: Binh-tướng, chủ-tướng, danh-tướng, dõng-tướng, hổ-tướng; Đoạt cờ chém tướng; con nhà tướng. // Cấp sĩ-quan cao nhứt trong binh-đội tổ-chức theo tây-phương: Cấp tướng, chuẩn tướng, đại-tướng, thiếu-tướng, trung-tướng, thống-tướng. // Hình-nhơn bằng gỗ của thầy pháp: Đạo ông tướng, xây tướng trục tà. // Con cờ hay lá bài có chữ "tướng": Cờ tướng, chiếu tướng, khạp tướng, tướng đỏ, tướng xanh. // Tiếng gọi người đàn ông với ý khinh-thường: Thằng tướng lạ đời, thằng tướng sợ vợ. // trt. X. Nói tướng. |
tướng | dt. Dáng-dấp người có thể để lộ tánh-tình hay vận-mạng ra cho người có kinh-nghiệm thấy biết: Bộ tướng, coi tướng, nhắm tướng, phát-tướng, phước-tướng, quý-tướng, sách tướng, tài tướng, thầy tướng, xấu tướng, xem tướng; Hữu-dị tướng tất hữu kỳ-tài . // Quan to hơn hết trong triều, thay mặt vua cầm quyền trị nước: Tể-tướng, thừa-tướng. // Người được quốc-trưởng một nước chỉ-định đứng ra lập chánh-phủ và cầm đầu chánh-phủ ấy: Thủ-tướng. |
tướng | - 1 I d. 1 Quan võ cầm đầu một đạo quân thời trước. Binh hùng tướng mạnh. 2 Cấp quân hàm trên cấp tá. 3 Tên gọi quân cờ hay quân bài cao nhất trong cờ tướng hay trong bài tam cúc, bài tứ sắc. Chiếu tướng. Đi con tướng. 4 (kng.). Từ dùng để gọi những người ngang hàng hoặc người dưới còn ít tuổi (hàm ý vui đùa, suồng sã). Nhanh lên các tướng ơi! Mấy tướng này là chúa nghịch. - II t. (kng.). Rất to. Gánh một gánh . - III p. (kng.). Từ biểu thị mức độ cao của tính chất, trạng thái. Cái bát to . Lớn tướng. Mặt sưng tướng lên. Chưa chi đã kêu tướng lên. - 2 d. Vẻ mặt và dáng người (nói tổng quát), thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người. Cô ta có tướng đàn ông. Trông tướng có vẻ phúc hậu. Tướng nó vất vả. Xem tướng*. |
tướng | I. dt. 1. Quan võ trong triều đình phong kiến, cầm đầu một đạo quân hay cả đội quân: binh hùng tướng mạnh o tướng lĩnh o tướng quân o tướng sĩ o bộ tướng o chư tướng o danh tướng o dũng tướng o kiện tướng o lão tướng o mãnh tướng o nữ tướng o thánh tướng o thuộc tướng o tì tướng o tùy tướng o võ tướng o vương tướng. 2. Cấp quân hàm cao nhất trong quân đội: được phong tướng o tướng soái o bại tướng o chuẩn tướng o đại tướng o thiếu tướng o thượng tướng o trung tướng. 3. Quân bài cao nhất trong một số bộ bài, bộ cờ: đi con tướng o chiếu tướng. II. tt. Rất to: một gánh tướng. III. pht. Ở mức độ cao: lớn tướng. |
tướng | dt. 1. Dáng mạo biểu hiện số mệnh, khả năng của con người: xem tướng o có tướng làm quan o tướng mạo o tướng số o tướng thuật o biến tướng o chân tướng o dị tướng o quý tướng. 2. Quan văn: tướng quốc o tể tướng o thủ tướng o thừa tướng. |
tướng | dt 1. Cấp chỉ huy cao nhất trong quân đội: Bộ đội chưa có cơm ăn thì tướng chưa được ăn (HCM) 2. Con cờ chủ trong bàn cờ tướng: Chiếu tướng ăn quân 3. Con bài tam cúc cao nhất: Bộ ba: tướng, sĩ, tượng. |
tướng | dt Viên quan đứng đầu hàng văn: Gia-cát Lượng làm tướng nhà Thục Hán. |
tướng | dt Hình dáng biểu thị số mệnh hay tâm tính của một người: Lúa tốt xem biên, người hiền xem tướng (tng); Tướng ông chẳng phải tướng hèn (Tú-mỡ). |
tướng | trgt Quá mức bình thường: Kêu tướng lên; Ngôi nhà to tướng. |
tướng | dt. Chức quan võ coi về việc binh: Tiệc bày thưởng tướng, khao quân (Ng. Du). || Tướng cướp. Tướng giặc. |
tướng | dt. 1. Hình dáng: Coi tướng. Xt. Biến-tướng. 2. (khd) Người cầm đầu việc chính trị trong nước: Thủ-tướng. |
tướng | bt. Lớn lao: La tướng lên nữa. || To tướng. |
tướng | .- d. 1. Cấp chỉ huy cao nhất trong quân đội, thường gồm có đại tướng, thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng. 2. Con cờ chủ trong cờ tướng. 3. Con bài tam cúc cao nhất. |
tướng | .- d. Tể tướng, thừa tướng nói tắt (cũ): Gia Cát Lượng làm tướng nhà Thục Hán. |
tướng | .- d. Hình dáng biểu thị số mệnh hay tâm tính của một người: Tướng người vất vả; Tướng ác. |
tướng | .- ph. Quá mức bình thường: To tướng; Kêu tướng lên. |
tướng | I. Hình dáng: Xem tướng. Tướng quí. II. Người chủ-trương việc chính-trị trong nước: Tể-tướng. Thủ tướng. Tướng-công. III. Cái gì nó hình-hiện ra: Cái tướng của mọi sự mọi vật là do cái tâm sinh ra. |
tướng | Chức quan võ coi việc binh: Đại-tướng. Trung-tướng. Văn-liệu: Tướng chuộng nhiều quân, dân chuộng nhiều người (T-ng). Tiệc bày thưởng tướng, khao quân (K). Dạn dày cho biết gan liền tướng-quân (K). |
Thằng nhỏ muốn che tội , kêu ttướnglên : Cô bé để mèo ăn hết cá rồi. |
Nó tủm tỉm cười một mình thấy đàn kiến xúm xít bên cái mồi to tướng. |
Tôi cưới nó về cho anh để làm vương làm tướng ở nhà này à ? Có đời thủa nhà ai như thế không. |
Nàng quay mặt nhìn về phía Trúc nói đùa , vì nàng biết tính Trúc hay nói pha trò nhất trong bọn : Không rửa bát , không đun nước , đợi mấy ông tướng kia thì còn lâu đời lắm. |
Hai ông tướng lại đi mò mẫm ở đâu về chứ gì ? Dũng hơi khó chịu đáp : Có lẽ. |
Tiếng Thuận vừa cười vừa nói : Nhưng ông tướng nhà này phải có học chăm thi đỗ đi đã rồi hãy nói chuyện. |
* Từ tham khảo:
- tướng công
- tướng cướp
- tướng hỏa
- tướng lĩnh
- tướng lược
- tướng mạo