sao chép | - đg. Chép lại đúng y như bản gốc. Văn bản sao chép. Sao chép kinh nghiệm nước ngoài (b.). |
sao chép | đgt 1. Chép lại như bản gốc: sao chép bài. 2.Làm đúng hệt như cái vốn có ở đâu đó: sao chép kinh nghiệm. |
sao chép | đgt Chép lại nguyên văn bản chính: Sao chép bản hiến pháp. |
Ở đây , văn bản của Toàn Thư , do sao chép hoặc khắc in , đã nhầm lẫn từ Quế Lâm thành Lâm Ấp. |
121 Đoạn này Toàn Thư chép tóm tắt phần sau bức thư của Đào Hoàng , nhưng ngắt không trọn câu (cũng có thể chỉ là do sao chép hoặc khắc in bỏ sót cách quảng) tạo ra một câu tối và trái nghĩa : "đương quyến giáp tiêu binh , lính kỳ tổn ước , dĩ thị đơn nhược" (nên cuốn giáp , hủy binh khí , khiến cho nó giảm bớt , để tỏ ra đơn độc yếu đuối). |
Toàn Thư ở đây chép vào năm Tân Tỵ (381) , sát liền trên mục năm Kỷ Hợi (399) , có thể do sao chép văn bản sai vị trí. |
Lại trong bức thư này nói : "Thái Tổ ta nhận ngôi nhà Chu nhường lại... , ta nối giữ cơ nghiệp lớn..." , thì rõ là thư của Tống Thái Tông , Văn Hưu không thể quá lầm mà ghi vào đời Đinh Tiên Hoàng , có lẽ do người sau sao chép ở những chỗ còn lại trong sách rách giấy nát , tự ý chép bậy vào chỗ ấy , đến nỗi Văn Hưu phải chịu oan là đã lầm. |
570 Đại Việt sử lược (quyển 2 , 22b) chép tên người này là Nguyễn Bá Khánh (hai chữ) Khánh và Độ dễ sao chép lầm). |
585 Cán Lý Bất , (đúng tên là Oát Ly Bất hai chữ Oát và Can dễ sao chép lầm , con thú hai của Kim Thái Tô (A Cốt Đả) , cùng với Niêm Hãn đem quân đánh kinh đô nhà Tống. |
* Từ tham khảo:
- sao chổi
- sao chụp
- sao cờ
- sao Diêm Vương
- sao dời vật đổi
- sao đang