nổ | đt. Tức giận thành tiếng và vỡ ra do sức ép: Chất nổ, pháo nổ, súng nổ // (B) Phát ra, nảy sanh ra: Chiến-tranh đã nổ // Bắn, bóp cò cây súng: Ai nổ súng trước? // (lóng) Gáy, khoe-khoang to tiếng: Mới thắng một bàn mà nổ dữ! // dt. Nếp rang nở tét: Rang nổ. |
nổ | - đgt 1. Bật ra mạnh mẽ và phát thành tiếng: Tiếng pháo đâu đây bỗng nổ giòn (Giang-nam); Những tiếng bom nổ như sét (ĐgThMai). 2. Xảy ra mạnh mẽ: Trận đánh nổ ra vào 5 giờ chiều (VNgGiáp); Nam-kì khởi nghĩa nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940 (TrVGiàu). |
nổ | đgt. 1. Vỡ tung vỏ bọc, gây tiếng động lớn: Lốp xe nổ o đạn nổ bom rơi. 2. Làm cho nổ và phát ra tiếng: nổ mấy phát súng báo hiệu o nổ lốp xe. 3. Phát sinh đột ngột, mạnh mẽ: nổ ra cuộc tranh cãi quyết liệt. |
nổ | đgt 1. Bật ra mạnh mẽ và phát thành tiếng: Tiếng pháo đâu đây bỗng nổ giòn (Giang-nam); Những tiếng bom nổ như sét (ĐgThMai). 2. Xảy ra mạnh mẽ: Trận đánh nổ ra vào 5 giờ chiều (VNgGiáp); Nam-kì khởi nghĩa nổ ra ngày 23 tháng 11 năm 1940 (TrVGiàu). |
nổ | bt. Bung ra thành tiếng: Pháo nổ, súng nổ. // Sự nổ. Hỗn-hộp nổ. Chất nổ. Nổ lốp đốp. Ngr. Vỡ ra, phát ra mạnh: Chiến tranh vừa nổ. |
nổ | .- đg. 1. Bật ra và phát thành tiếng: Pháo nổ. 2. Bùng ra: Chiến tranh bùng nổ. |
nổ | Bật vỡ ra thành tiếng: Pháo nổ. Thông-phong nổ. Đố nhà nổ. Văn-liệu: Nói như pháo nổ. |
Bỗng một tràng pháo nổ ran. |
Nàng lẩn thẩn so sánh tiếng nổ của chiếc pháo với tiếng cười của nàng hồi nãy , vì nếu tiếng pháo kia làm cho xác pháo tan tành thì tiếng cười của nàng là tiếng cười đưa nàng đến một cảnh đời chết. |
Khi ra đến ngoài , lúc sắp lên cái ô tô hòm kết đầy hoa , trong lúc tiếng pháo tiễn đưa nổ ran bên tai. |
Tiếng pháo tiễn năm cũ nổ ran ở dưới chân đồi đưa lên. |
Hút điếu thuốc lá này , Dũng lại châm điếu thuốc lá khác , hút luôn không ngừng , cho đến khi bốn phía nổ ran tiếng pháo tiễn năm cũ và đón mừng năm mới. |
Tiếng pháo tiễn năm cũ ở một vài nhà đã bắt đầu nổ ran. |
* Từ tham khảo:
- nổ mìn
- nổ như ngô rang
- nổ súng
- nổ trắng
- nỗ
- nỗ