nhân |
dt. X. Nhơn: Đại-nhân, tiểu-nhân. |
nhân |
dt. C/g Nhơn, lòng thương người thương vật, một tánh tốt đối với người với vật: Bất-nhân, có nhân, khoan-nhân, lòng nhân, vô-nhân, tu nhân tích đức; vi phú bất nhân, vi nhân bất phú; Bán mình là hiếu, cứu người là nhân (K). // (R) a) Cái hột trái cây: Hạnh-nhân // C/g Nhân hay nhuân ruột bánh: b): Nhân dừa, nhân đậu, nhân mặn, nhân mứt, nhân ngọt. |
nhân |
bt. C/g Nhơn, cái cớ, cái gốc sanh ra việc khác việc khác: Nguyên-nhân // trt. Do, vì đó: Nhân đi Sài-gòn, tôi ghé thăm anh; nhân đấy tôi phăn lần ra // Tăng thêm gấp bội: Toán nhân; 2 nhân cho 3 ra 6. |
nhân |
dt. C/g Nhơn, sui-gia; cha chồng, bà con bên ngoại: Hôn-nhân. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
nhân |
dt. 1. Lõi của một số hạt: nhân táo o lạc nhân. 2. Phần trong ruột bánh, thường làm các thứ tổng hợp khác với phần ngoài: bánh bao nhân thịt o bánh không có nhân. |
nhân |
dt. Nguyên nhân, nói tắt: quan hệ giữa nhân và quả. |
nhân |
dt. Lòng thương yêu con người: ăn ở có nhân có nghĩa. |
nhân |
dt. 1. Phép nhân trong số học: Hai nhân hai (2 x 2) thành bốn. 2. Làm cho tăng gấp nhiều lần những cái đã có: nhân các điển hình tiên tiến. |
nhân |
lt. Tiện dịp, tiện thể, có dịp thuận tiện: Nhân đây tôi có đôi điều tâm sự o Về thăm nhà nhân ngày nghỉ o Nhân đi qua, ghé thăm bạn. |
nhân |
Người: nhân bản o nhân cách o nhân cách hoá o nhân chủng o nhân chủng học o nhân chứng o nhân công o nhân dạng o nhân danh (tên người) o nhân dân o nhân dân tính o nhân dục o nhân duyên o nhân đạo o nhân đạo chủ nghĩa o nhân định thắng thiên o nhân gian (nhân hoà) o nhân hoá o nhân hậu o nhân khẩu o nhân loại o nhân loại học o nhân luân o nhân lực o nhân mãn o nhân mạng o nhân ngãi o nhân ngôn o nhân phẩm o nhân quần o nhân quyền o nhân sĩ o nhân sinh o nhân sinh quan o nhân số o nhân sự o nhân tài o nhân tạo o nhân tâm o nhân thể (cơ thể người) o nhân tình o nhân tình thế thái o nhân tính o nhân trạng o nhân văn o nhân vật o nhân vị o nhân viên o ân nhân o băng nhân o bệnh nhân o bỉ nhân o cá nhân o cá nhân chủ nghĩa o chân nhân o chủ nhân o chủ nhân ông o chúng nhân o công nhân o cổ nhân o công nhân o công nhân viên o cung nhân o cử nhân o danh nhân o đại nhân o gia nhân o giai nhân o hiền nhân o hình nhân o lương nhân o mĩ nhân o mĩ nhân kế o mục hạ vô nhân o nạn nhân o não nhân o nghệ nhân o phạm nhân o pháp nhân o phế nhân o phu nhân o phụ nhân o quả nhân o quân nhân o quý nhân o sát nhân o siêu nhân o tài nhân o tao nhân o tao nhân mặc khách o thành nhân o thánh nhân o thân nhân o thi nhân o tiên nhân o tiền nhân o tiểu nhân o tình nhân o tội nhân o triết nhân o tù nhân o tư nhân o vân nhân o vĩ nhân o vị nhân o vong nhân o ý trung nhân o yếu nhân. |
nhân |
Quan hệ thông gia: nhân o duyên hôn nhân. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
nhân |
dt 1. Phần ở trong một số loại hạt: Nhân hạt sen. 2. Phần ở giữa một thứ bánh: Nhân bánh giò; Nhân bánh bao. 3. Bộ phận ở trung tâm: Nhân Trái đất. 4. Bộ phận ở giữa tế bào: Nhân tế bào có chức năng quan trọng trong hoạt động sống. 5. Cơ sở của sự phát triển: Họ là nhân của phong trào. |
nhân |
dt Lòng yêu thương người: Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào (HCM); Bán mình là hiếu cứu người là nhân (K). |
nhân |
dt Điều do đó mà có kết quả: Quan hệ giữa nhân và quả. |
nhân |
lt Do điều gì mà có hoạt động: Nhân ngày nghỉ về thăm gia đình; Nhân đi công tác, đến thăm bạn. |
nhân |
đgt Cộng một số với chính số đó một số lần: 3 nhân 5 là 15. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân |
nhân |
dt. Người: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều (Ng.Du) |
nhân |
dt. 1. Lòng thương người, công bình bác-ái bao gồm các nết tốt: Có lòng nhân. Bán mình là hiếu, cứu mình là nhân (Ng.Du) 2. Mầm ở trong hạt. Ngr. a. Ruột bánh làm bằng đậu, thịt, đường, đẫu xanh v.v...: Bánh trung-thu có nhân. b. Lõm của một nguyên-tử. // Có nhân. |
nhân |
dt. Cớ, gốc để sinh ra cái khác: Nhân quả. |
nhân |
dt. Tăng lên, nht. nhơn: Một nhân lên mười. // Số trung bình nhân. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị |
nhân |
Người: Đại-nhân. Tiểu-nhân. Văn-liệu: Nhân vô thập toàn. Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm (T-ng). Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều (K). Lọt làm sao cho khỏi nhân tình (C-o). Càng xem thế sự, càng đau nhân tình (L-V-T). Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nhân bần trí đoản. Nhân lão tâm bất lão. Nhân tham tài nhi tử, Điểu tham thực nhi vong (T-ng). |
nhân |
I. 1. Tính-thể hư-minh, công-chính, từ-ái, bao hàm hết cả các nết tốt: Nhan-tử ba tháng không trái điều nhân. Văn-liệu: Bạc thì dân, bất nhân thì lính (T-ng). Bán mình là hiếu, cứu người là nhân (K). Việc quan phải giữ lấy nhân là đầu (Nh-đ-m). 2. Đức tính hay thương người: Ăn ở có nhân. II. 1. Mầm ở trong hạt: Nhân sen. Nhân đậu. 2. Ruột bánh làm bằng đậu, thịt, đường v.v.: Nhân bánh chưng. Văn-liệu: Có nhân nhân mọc, vô nhân nhân trẩm (T-ng). |
nhân |
Cớ, gốc để sinh ra cái khác: Nhân-duyên. Nhân-quả. Nguyên-nhân. Văn-liệu: Nhân-duyên trời có chiều người cho chăng (Nh-đ-m). Nhân-duyên đâu lại còn mong (K). Hay tiền-nhân, hậu-quả xưa kia (C-o). Nhân-duyên chưa ép, chữ đồng đã in (Nh-đ-m). Đa nhân-duyên nhiều đường phiền não (T-ng). Muốn cho gần bến gần thuyền, Gần bác, gần mẹ nhân-duyên cũng gần (C-d). |
nhân |
Dâu-gia, sui-gia. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- nhân bản
- nhân bản
- nhân bản chủ nghĩa
- nhân bần trí đoản
- nhân bất học bất tri lí
- nhân bất khả mạo tướng