miếng | mt. Mảnh, tấm, tiếng gọi những vật có mặt phẳng: Miếng giấy, miếng ruộng, miếng thịt, miếng vải; Miếng đất láng-nguyên tự-nhiên cây cỏ mọc, Anh mảng lo nghèo, bạn ngọc có đôi (CD). // (R) Phần vừa một lần nhai trong miệng: Ăn ba miếng; Miếng trầu của đáng là bao, Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng (CD). // Thuộc về miệng: Móc miếng, môi-miếng, nước miếng // (B) Ngón, thuật, cái hay trong nghề: Dở miếng, trở miếng; Ăn miếng trả miếng. |
miếng | - 1 dt. 1. Lượng thức ăn vừa đủ một lần cho vào miệng: ăn một miếng cắn từng miếng. 2. Đồ ăn, cái để ăn: miếng cơm manh áo miếng ngon vật lạ có làm mới có miếng ăn. 3. Phần nhỏ được tách ra từ vật thể lớn: cắt cho miếng thịt chừng một cân miếng vải có được miếng đất để trồng rau. - 2 dt. Thế đánh võ: giữ miếng học vài miếng để phòng thân. |
miếng | dt. 1. Lượng thức ăn vừa đủ một lần cho vào miệng: ăn một miếng o cắn từng miếng. 2. Đồ ăn, cái để ăn: miếng cơm manh áo o miếng ngon vật lạ o có làm mới có miếng ăn. 3. Phần nhỏ được tách ra từ vật thể lớn: cắt cho miếng thịt chừng một cân o miếng vải o có được miếng đất để trồng rau. |
miếng | dt. Lượng, cây (vàng): phải trả đủ mười miếng vàng. |
miếng | dt. Thế đánh võ: giữ miếng o học vài miếng để phòng thân. |
miếng | dt 1. Lượng thức ăn bỏ vào miệng: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp (tng). 2. Lượng thức ăn rắn từ một khối lớn chia ra: Miếng thịt; Miếng đậu. 3. Phần nhỏ của một vật thể rắn: Miếng gỗ; Miếng sắt vụn; Miếng ngói. 4. Khoảng đất nhỏ: Miếng vườn ở đầu nhà. |
miếng | dt Cái thế để chống lại đối phương: Miếng võ; Giữ miếng với nhau. |
miếng | dt. 1. Đồ ăn bỏ vừa một lần vào miệng: Ăn một miếng, tiếng một đời. Một miếng khi đói bằng một gói khi no (T.ng) 2. Thức ăn: Miếng ngon vật lạ. 3. Mảnh, phần: Miếng đất. // Miếng tròn. |
miếng | dt. Cái ngón, cái thuật trong một trò chơi gì: Miếng đá song phi. |
miếng | .- d. 1. Lượng thức ăn ở trong miệng mỗi lần: Bón cho em bé những miếng bánh nhỏ. 2. Phần của một vật, vật liệu thể rắn hoặc, nói riêng, lượng thức ăn thể rắn từ một khối lớn chia ra, chín hoặc còn sống, gắp một lần: Miếng gỗ; Miếng vải; Xắt mỗi bìa đậu làm bốn miếng; Hôm nay mỗi khẩu phần có sáu miếng thịt. 3. Khoảng đất nhỏ: Miếng ruộng; Miếng đất cạnh chân tường dùng để trồng rau. |
miếng | .- d. Cái thế để chống lại đối phương: Miếng võ; Giữ miếng. |
miếng | 1. Đồ ăn bỏ một lần vừa miệng: Ăn một miếng. Nghĩa rộng: đồ ăn: Miếng ngon, miếng lành. Văn-liệu: Ăn miếng, trả miếng. Miếng ăn là miếng nhục. Có tiếng không có miếng. Ăn một miếng, tiếng một đời. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Một miếng khi đói bằng gói khi no. Ăn miếng chả, trả miếng bùi. Miếng ngon nhớ lâu. Miếng giữa làng bằng sàng xó bếp. Chẳng được miếng thịt miếng xôi, Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng (C-d). Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm (C-o). 2. Phần, mảnh: Miếng thịt. Miếng đất. Miếng vải. |
miếng | Cái ngón, cái thuật trong một khoa luyện-tập gì: Miếng võ. Văn-liệu: Rình nhau như miếng mộc (T-ng). |
Bà Tuân bỗng nhớ ra mình ngồi đã khá lâu , vội vàng cầm thêm miếng trầu , đứng dậy : Thôi xin vô phép cụ để khi khác. |
Theo sau nàng là đứa em gái họ , xách cho nàng một gói quần áo và các đồ lặt vặt như chiếc lược bí , chiếc lược thưa , một cái gương Cô Ba sáu xu , con dao bổ cau... Ngần ấy thứ bọc cẩn thận trong một mmiếngnhật trình cũ. |
Bà Thân nhặt mấy mmiếngcủ cải bắn ra đất , bỏ vào rổ rồi nói một mình : Từ ngày con không ở nhà nữa , bà Tuân cũng chẳng thấy lại chơi. |
Vào bếp thấy Trác đang thái thịt , bà khen lấy khen để : Gớm , cô khéo nhỉ , mua miếng thịt nạc quá. |
Mợ phán nhấc lên đặt xuống miếng thịt : Hai hào chỉ được bằng này thì ra ăn vàng. |
Nắng nhạt lan rải trên khu vườn ; ánh sáng dìu dịu như chiếu qua miếng kính ráp. |
* Từ tham khảo:
- miếng ăn quá khẩu thành tàu
- miếng cơm manh áo
- miếng cơm tấm áo
- miếng đất cắm dùi
- miếng một miếng hai
- miếng ngon miếng lành