mánh | dt. Sự ranh-mãnh, khôn vặt: Biết mánh náo ăn mánh nấy. // tt. (R) Làm biếng, lừa đảo để tránh việc làm: Thằng mánh, kẻ mánh. |
mánh | - d. Nh. Mánh khóe: Giở mánh gì ra? |
mánh | I. dt. 1. Ý tứ khôn khéo, ngầm kín: nói mánh. 2. Mánh khóe, nói ít: sử dụng nhiều mánh để đạt được mục đích o đổ mánh. 3. Môi giới giữa các bên để kiếm chác lợi lộc một cách bất chính: chạy mánh. II. tt. Có nhiều mánh khóe tinh vi, xảo quyệt: thằng độ mánh lắm. |
mánh | dt Như Mánh khóe: Giở mánh bịp bợm ra. trgt Khôn khéo, kín đáo: Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn (tng). |
mánh | dt. Khóe, mưu mô quỉ-quyệt: Dở mánh, dở khoé ra. |
mánh | .- d. Nh. Mánh khóe: Giở mánh gì ra? |
mánh | Khoé tinh quái quỉ-quyệt: Biết mánh nào ăn mánh ấy. |
Dân làng kêu ca , ông chủ đồn điền dỗ ngọt , cho các kỳ mục trong làng một bữa chén no say rồi phân giải rằng : Không , các ông không sợ , tôi đến đây các ông chỉ có lợi chứ không có hại , vì tôi trồng cà phê , các đàn em trong làng ai không việc làm tôi dùng cho cả , kiếm bát cơm mà ăn , còn ruộng của các ông trong đồn điền thời các ông cứ vào mà cầy cấy chứ tôi lấy làm gì mà tôi lấy thế nào được ! Kỳ mục mỗi người được năm đồng , khoan khoái ca tụng rồi giải tán ; dân làng cũng không kêu ca kiện tụng gì ; sống ở đời cơm no , áo mặc , ăn ở với nhau cho hoà hợp , thế là đủ chứ có biết đâu đến cái mánh khóe là thế nào ; những dân ấy ta thường gọi là dân ngu. |
Nhưng giả sử thời đại bình yên kéo dài của nhà Nguyễn được dựng trên cái nền công bằng hơn , trên có vua sáng , quan lại thanh liêm , chính sách thuế khóa hai bên đèo Hải Vân không có sự chênh lệch , vương phủ và các dinh trấn không sống xa hoa đến nỗi đặt đủ thứ mánh khóe bóp hầu bóp họng dân nghèo , thì liệu có cuộc khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng hay không ? Nếu Trương Phúc Loan không thích phơi vàng ở lầu Phấn Dương , nếu chúa Nguyễn chịu tha cho dân một vài món thuế vặt như tiền tết , tiền cơm mới , hạ bớt thuế ruộng đất , chê các loại gấm đoạn và sơn hào hải vị đem từ bên Tàu sang , thì tình thế lúc bấy giờ sẽ thế nào ? Những chữ nếu làm rắc rối thêm chiều hướng lịch sử vốn đã phức tạp , nhưng chúng ta không thể nào hiểu được cơn bão đã làm lay động dữ dội xã hội Việt Nam thế kỷ thứ 18 nếu lại chữ nếu sợ hãi né tránh như các sử quan nhà Nguyễn , hoặc nếu tự dắt vào mê lộ của những hiện tượng bên ngoài. |
Họ hành đủ thứ cho đáng món tiền tiêu mà họ vất vả và đủ cách mánh lới , xoay giở mới kiếm được. |
Ta vẫn bắt gặp vành trăng quen thuộc trên vòng tròn của miệng giếng và mánh trăng sáng trắng vỡ tung. |
Ngạn đi sát vào Năm Tấn , nói : Tôi tính mình bắt thằng này phải mánh lới một chút , anh Năm ! Phải gạt nó khai rồi hẵng bắt ! Tấn chưa hiểu , hỏi : Gạt làm saỏ Ngạn kề miệng nói rỉ vào tai Tấn. |
Nhưng Cầu Đơ là tên nôm của một làng lại dùng đặt cho một tỉnh lớn nằm ngay sát thủ đô của liên bang nên có nhiều ý kiến đề nghị Toàn quyền cho đổi tên khác , không biết có phải vì thế hay họ sợ cái câu ngạn ngữ "Nôm na là cha mánh khóe"? Và ngày 6 12 1904 , quan Toàn quyền đã ra nghị định đổi tên Cầu Đơ thành Hà Đông. |
* Từ tham khảo:
- mánh lái
- mánh lới
- mánh mung
- mánh mung
- mạnh
- mạnh ai nấy chạy