luân lí | dt. 1. Hệ thống các quy tắc đạo đức trong xã hội. 2. Đạo đức. |
luân lí | dt (H. luân: thứ tự, đạo đức; lí: lẽ, sự sắp đặt) 1. Cơ sở đạo đức của con người trong xã hội: Cái gốc của luân lí là lòng nhân ái. 2. Môn học dạy cho người ta biết cách cư xử đối với bản thân, đối với gia đình, đối với xã hội: ở các lớp tiểu học môn Luân lí là rất cần thiết. |
Nhưng cũng có chàng trai ngổ ngáo “dăng dện” sát sạt hơn : Hỡi cô mặc cái yếm hồng , Đi trong đám hội có chồng hay chưa ? Có cô mặc cái yếm xanh , Đứng trong vườn quýt cho anh phải lòng ! Bao nhiêu lời tán tỉnh khéo léo nhất , thanh niên nam nữ đều đưa ra hết và họ chơi đùa thả cửa , chơi bấluân líuân lí của quan lại phong kiến đưa ra để giam giữ họ trong tù ngục của tình yêu : ở đâu cũng có hát ví , kéo co , đánh cờ người , đá cầu ; ở Phủ Quỳ (Nghệ An) , Lang Chánh (Thanh Hoá) , Bảo Lạc (Hưng Hoá) , trai gái dắt nhau đi chơi một đêm một ngày ở trong hang , thổi khèn , hát đúm , uống rượu , tung còn , tìm nơi thanh vắng để tỏ tình yêu thương mùi mẫn ; ở Vĩnh Yên có thi vật ; ở Bắc Ninh , Phú Thọ có món đánh phết ; ở Tích Sơn (Hưng Hoá) , làng Yên Đổ (Hà Nam) có trò đuổi lợn , đuổi cuốc trong ngày Tết ; ở Thụ Cấm (Hà Đông) có thổi cơm thi , thổi xôi thi ; ở Thanh Hoá có “Tết cơm cá” , ở hầu hết Bắc Việt có lễ “trâu” , lễ “tróc ngư”… Trong bất cứ cuộc vui nào , trai gái cũng kề vai sát cánh , và công nhiên đú đởn với nhau mà không sợ ai dị nghị. |
Yêu mấy ơi cô gái tuyết trinh chưa biết trăng gió là gì , thế mà đứng chờ bắt đu trông thấy dải yếm cô nàng và tà áo của chàng trai quấn quýt lấy nhau cũng đỏ hồng đôi má và lờ đờ cặp mắt lá khoai… * * * Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu rõ tại sao nước ta bị đặt dưới ngàm của vua quan phong kiến mà những phong tục tết đó chống đoluân lí lí phong kiến ra mặt , vẫn cứ tồn tại mà bọn phong kiến không làm gì diệt được. |
Có lẽ vì thế các nhluân lílí phong kiến thấy trai gái , vào ngày xuân , giao du thân mật đành cứ phải làm ngơ ; hơn nữa , họ lại phải làm ngơ luôn nhiều tục cổ khác còn “hăng” hơn thế , như bắt chạch , tung còn , rước cái nõn nường. |
* Từ tham khảo:
- luân lưu
- luân phiên
- luân táng
- luân thuyền
- luân thường
- luân thường đạo lí