lờ | dt. Vật bắt cá có miệng hom, đặt dưới nước cho cá vào, ra không đặng: Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ, Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom (CD). |
lờ | tt. Mờ, không rõ bóng: Lu-lờ, kiếng lờ; Dầu trăng lờ nước cạn, anh mấy đời phụ em (CD) // Làng, trông không rõ: Mắt lờ // (B) Giả không thấy, không hay biết: Làm lờ, tảng-lờ, lờ đi không biết. |
lờ | - 1 dt. Đồ đan bằng tre nứa, có hom, dùng để nhử bắt cá tôm ở những chỗ nước đứng: đan lờ đặt lờ bắt cá. - 2 đgt. Làm như không biết gì hoặc quên bẵng lâu rồi: thấy bạn mà lờ đi lờ chuyện cũ. - 3 tt. Mờ, đục, không còn sáng, trong: nước đục lờ Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương (Truyện Kiều). |
lờ | dt. Đồ đan bằng tre nứa, có hom, dùng để nhử bắt cá tôm ở những chỗ nước đứng: đan lờ o đặt lờ bắt cá. |
lờ | đgt. Làm như không biết gì hoặc quên bẵng lâu rồi: thấy bạn mà lờ đi o lờ chuyện cũ. |
lờ | tt. Mờ đục không còn sáng, trong: nước đục lờ o Gương lờ nước thuỷ, mới gầy vóc sương (Truyện Kiều). |
lờ | dt Đồ đan bằng tre, đầu có cái hom để đón cá chui qua không ra được: Công anh đắp đập be bờ, để cho người khác mang lờ đến đơm (cd). |
lờ | tt Mờ, không rõ: Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương (K). |
lờ | đgt Vờ không nói đến; Vờ quên; Vờ không biết: Hắn gặp ngờ bạn cũ mà lờ đi; Lờ món nợ; Lờ câu chuyện cũ. |
lờ | tt. Vừa vừa, không rõ, không đúng lắm: Nói lớ. Mặng lớ. |
lờ | đt. Đồ đan ở hai đầu nhỏ, ở giữa lớn, để cá vào không ra được: Tiếc công anh chẻ nứa đang lờ, Để cho con cá vượt bờ nó đi (C.d) |
lờ | tt. Mờ, đục: Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương (Ng.Du) |
lờ | đt. Làm bộ không biết: Anh định lờ món nợ ấy. |
lờ | .- d. Đồ đan bằng tre, đầu có cái hom để đón cá mà bắt. |
lờ | .- đg. Giả vờ quên: Vay món tiền, lờ đi không trả. |
lờ | .- t. Mờ, không rõ: Gương lờ nước thuỷ mai gầy vóc sương (K). |
lờ | Đồ đan ở giữa phình ra, hai đầu nhỏ, để cá chui vào không ra được: Đan lờ bắt cá. |
lờ | Mờ không rõ, đục không trong: Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương (K). Văn-liệu: Dấu xe ngựa đã rêu lờ-mờ xanh (K). Vách sương nghi-ngút, đèn xanh lờ-mờ (C-o). Lờ-đờ như chuột-chù phải khói (T-ng). Lờ-đờ như gà ban hôm (T-ng). Cá vực nấu với dưa hồng, Lờ-đờ có kẻ mất chồng như chơi (C-d). Lờ-đờ giả dại giả khôn (đàm tục phú). |
lờ | Giả tảng không biết: Gặp bạn cũ lờ đi không chào. |
Đứa này lờ vờ đấm trộm nó một cái , đứa kia củng một cái. |
Trương trả lời một vài ý nghĩ mới lộ ra lúc nãy khi trả lờ Quang cái ý nghĩ bỏ dở khi mãi ngắm cảnh ngoài phố : Hay là mình không cần gì nữa ? Chàng thấy quả tim đập mạnh : Phải mình cần gì nữa. |
Chàng đã quá say rồi , đồ đạc trong phòng , nét mặt Mùi chàng chỉ thấy lờ mờ như qua đám sương mù , và trong lúc say chàng không có cảm giác gì rõ rệt về ngoại vật nữa , nhưng trước nỗi đau khổ thì lòng chàng lại hình như mở ra để đón lấy nhiều hơn , lắng xuống để nhận thấu rõ hơn , vang lên như sợi dây đàn căng thẳng quá. |
" Họ " là ai ? Trương chưa có dịp làm thân , chàng chỉ biết : lờ mờ rằng " họ " là con một cụ thượng ở Huế , nay sa sút truỵ lạc , nghiện thuốc phiện và hình như kiếm ăn được nhờ ở cái nghiện của mình. |
" Em biết cho rằng anh phấp phỏng đợi em trả lờ lắm đấy. |
Con thuyền lờ đời trôi bên cạnh một dẫy lan cao , gió thổi qua xào xạc. |
* Từ tham khảo:
- lờ đờ như chuột bị khói
- lờ đờ như đom đóm đực
- lờ đờ như gà ban hôm
- lờ đờ như gà mang hòm
- lờ khờ
- lờ lãi