lành | bt. Hiền, tốt, không dữ, không độc: Hiền-lành, trái lành, ngày lành tháng tốt; Ai ơi ăn-ở cho lành, Tu nhân tích đức để dành về sau (CD) // (R) Ngon, hoà-thuận, sung-sướng: Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon; Ru con mà ngủ cho lành, Mẹ đi gánh nước rửa bành cho voi (CD). |
lành | tt. Nguyên-vẹn, không bể, không rách: Mù ăn chén bể chén lành? Tấm rách ai vá tấm lành ai may? (CD) // Nguyên-vẹn như trước: Mụt ghẻ đã lành; Bát bể đánh con sao lành? Gương vỡ lại lành; Bây-giờ anh mạnh anh lành, Anh mê nhan-sắc anh đành bỏ em (CD). |
lành | - t. 1. Nguyên vẹn, không giập, sứt, vỡ, rách : áo lành ; Bát lành. 2. Tốt cho sức khỏe, không độc : Thức ăn lành ; Nước lành. 3. Hiền từ, không ác : Người lành. 4. Đã khỏi bệnh, khỏi đau, dễ khỏi bệnh : Chân đã lành. |
lành | I. tt. 1. Ở trạng thái nguyên vẹn không bị sứt mẻ, rách nát hay bị thương tổn: Rượu ngon bất luận be sành, áo rách khéo vá hơn lành vụng may (tng.) o Bát bể đánh con sao lành (tng.) o Lá lành đùm lá rách (tng.) o Bây giờ gương vỡ lại lành (Truyện Kiều) o chọn những viên ngói còn lành o Lợn lành chữa thành lợn què. II. đgt. Khỏi (bệnh), trở lại như cũ: Bệnh đã lành o Bóng dừa xanh đã làm lành lại những vết thương (Lê Anh Xuân). |
lành | tt. Hiền: cô bé rất lành o lành như cục đất. (tng.) o ở hiền gặp lành (tng.). |
lành | tt. Không có khả năng làm hại đến sức khoẻ; trái với độc: thức ăn lành o gió lành o Nhựa mủ của cây cóc rất lành (Vũ Văn Chuyển). |
lành | tt Nguyên vẹn không rách, không dập, không vỡ: Tốt danh hơn lành áo (tng); Cái bát lành nguyên; Ngọc lành còn đợi giá cao (BNT). |
lành | tt Không độc: Thức ăn lành. |
lành | tt Không dữ; Không ác: Người lành. |
lành | tt Khỏi bệnh; Khỏi đau: Chưa dễ lành đâu những vết thương (Tố-hữu). |
lành | tt. 1. Hiền-từ: Một sự nhịn chín sự lành (T.ng) Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường (T.ng) 2. Tốt: Tin lành, ngày lành tháng tốt. 3. Không độc: Vùng ấy khí hậu lành chớ không độc. |
lành | tt. 1. Không rách: Tốt danh hơn lành áo (T.ng) Bây giờ gương vở lại lành (Ng.Du) 2. Trở lại tốt như cũ: Vết thương đã lành. |
lành | .- t. 1. Nguyên vẹn, không giập, sứt, vỡ, rách: Áo lành; Bát lành. 2. Tốt cho sức khoẻ, không độc: Thức ăn lành; Nước lành. 3. Hiền từ, không ác: Người lành. 4. Đã khỏi bệnh, khỏi đau, dễ khỏi bệnh: Chân đã lành. |
lành | Thiện, hiền từ, trái với dữ, với độc: Người lành. Nước lành. Làm điều lành. Văn-liệu: Có kiêng có lành (T-ng). ở hiền gặp lành (T-ng). Một câu nhịn chín câu lành (T-ng). Lành với bụt chớ ai lành với ma (T-ng). Nói lành sành ra dữ (T-ng). Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa (T-ng). Gần chùa gọi bụt bằng anh, Trông thấy bụt lành hạ xuống đất chơi (C-d). |
lành | 1. Không rách, không vỡ, không hỏng, nguyên vẹn: áo lành. Bát lành. Ngọc lành. Văn-liệu: Lá lành đùm lá rách (T-ng). Lành làm gáo, vỡ làm môi (T-ng). Người lành đi hỏi người đui (T-ng). Tốt danh hơn lành áo (T-ng). Ngọc lành còn đợi giá cao (C-d). Bây giờ gương vỡ lại lành (K). Đẹp trai lành gái. Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon (T-ng). 2. Khỏi, trở lại như cũ: Bệnh đã lành. |
Mợ phán nó cũng hiền lành , phúc hậu đấy chứ. |
Từ đó , những lúc rỗi rãi , bà Tuân chỉ dò la xem món nào hiền lành , có thể tạm dùng được , bà bắn hỏi ngay. |
Bà chỉ cần một người thật hiền lành , gần như nhu nhược , bảo sao nghe vậy , không biết cãi lại. |
Bao giờ cậu phán cũng là người hiền llành, dễ tính. |
Bà Thân là người thực thà , hiền llànhvẫn cứ tưởng đã có điều gì làm bà Tuân phật ý. |
Mợ phán như muốn lấy lòng mẹ đã khéo chọn được một nàng hầu ngoan ngoãn , giọng nịnh hót : Nó cũng dễ bảo , nhu mì và hiền llành. |
* Từ tham khảo:
- lành canh
- lành chanh
- lành chanh lành chói
- lành chành
- lành cho đường, dữ cho trượng
- lành da