lặn lội | đt. Lặn và lội dưới nước: Con cò lăn-lội bờ ao, Phất-phơ hai dải yếm đào gió bay (CD) // (B) Đi cách vất-vả: Trời mưa mà cũng lặn-lội đi tìm. |
lặn lội | - Đi xa và vất vả như phải lặn suối vượt sông: Lặn lội từ bên kia dãy núi sang đây. |
lặn lội | đgt. 1. Lặn và lội nói chung: Bọn trẻ suốt ngày lặn lội ở ao hồ. 2. Làm việc hay đi lại vất vả và khó nhọc: lặn lội quanh năm ở đồng sâu o lặn lội hàng tuần lễ mới tới đây o Nước non lặn lội ba tuần mới tới đây (Phan Trần). 3.Chịu thương, chịu khó, làm lụng và tháo vát trong cuộc sinh nhai: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước lúc đò đông (Tú Xương) o Cái cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non (cd.). 4. Tìm tòi học hỏi cho thấu đáo mọi nhẽ: Rừng nho biển thánh mênh mông, Dễ ai lặn lội cho cùng vậy vay (Lục Vân Tiên). |
lặn lội | đgt 1. Đi lại vất vả ở bờ nước: Cái cò lặn lội bờ sông (cd); Lặn lội thân cò khi quãng vắng (TrTXương). 2. Đi lại mất nhiều thì giờ: Từ ngoài Bắc lặn lội vào trong Nam mà vẫn không được việc. |
lặn lội | đt. Ngb. Đi đường dài khó khăn, đi gặp sự vất vả: Mưa gió mà cũng lặn-lội tới đấy. |
lặn lội | .- Đi xa và vất vả như phải lặn suối vượt sông: Lặn lội từ bên kia dãy núi sang đây. |
lặn lội | Lặn và lội. Nghĩa bóng: Đi xa-xôi vất-vả: Nước non lặn lội ba tuần tới nơi (Ph-Tr). |
Chương vụt nghĩ đến tình cảnh kẻ khốn nạn , không cửa , không nhà , lặn lội trên con đường đầy mưa gió , giữa lúc mọi người vui vẻ đón chào xuân. |
Chàng cho rằng sở dĩ Văn lặn lội đến chơi khuya như thế chẳng qua cũng chỉ là cớ để gặp mặt Liên mà thôi. |
Tội nghiệp ! Mưa mà cháu tôi cũng chịu khó lặn lội xuống bếp. |
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. |
BK Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. |
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo cho chồng tiếng khóc nỉ non. |
* Từ tham khảo:
- lặn ngòi ngoi suối
- lặn ngụp
- lặn suối trèo non
- lăng
- lăng
- lăng