khi | dt. Hồi, lúc, tiếng chỉ thời-gian: Đôi khi, mấy khi; Đương khi chồng giận mình đi, Hết khi nóng giận đến khi vui-vầy (CD)// trt. Có lẽ, tiếng đoán chừng: Thế khi, bộ khi, khi va không đến, Còn ra khi đã tay bồng tay mang (K). |
khi | đt. Khinh-bỉ, xem thường, coi rẻ: Nghèo, bị chúng khi, khinh-khi // Lừa-dối, làm nhục người: Khi-trá. |
khi | - 1 d. Tên một con chữ (c, viết hoa X) của chữ cái Hi Lạp. - 2 d. (thường dùng có kèm định ngữ). Từ biểu thị thời điểm. Khi xưa. Khi nãy. Khi còn trẻ. Một miếng khi đói, bằng một gói khi no (tng.). - 3 đg. (ph.). Khinh. |
khi | dt. Tên con chữ (T,viết hoa X) của chữ cái Hi Lạp. |
khi | dt. Lúc, thời điểm: khi còn nhỏ o khi đi nhớ mang đầy đủ giấy tờ. |
khi | I. đgt. Khinh: khi người ta thì người ta khi lại. II. Khinh nhờn dối trá: khi quân o khinh khi. |
khi | dt 1. Lần; Lúc; Hồi; Buổi: Chú khi ni, mi khi khác (tng); Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi tẻ ngắt thì nào thấy ai (cd); Khi ăn khi nói lỡ làng, khi thầy khi tớ xem thường xem khinh (K). 2. Hồi trước: Khi sao phong gấm rủ là, giờ sao tan tác như hoa giữa đồng (K). |
khi | dt. Hồi, lúc: Miếng khi đói bằng gói khi no (T.ng) Còn ra khi đã tay bồng tay mang (Ng.Du) Khi gió gác, khi trăng sân (Ng.Du) // Đôi khi. |
khi | đt. Khinh, coi không ra gì: Đừng để người ta khi mình. |
khi | .- I. d. Mỗi lần sự việc xảy ra: Một đôi khi anh ấy cũng có uống rượu. II.Trong lúc, đến lúc: Tôi ăn cơm khi nó đang học. 2. Trước kia (cũ): Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường (K). 3. Lúc này thì..., lúc khác thì...: Khi khóe hạnh, khi nét ngài, Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa (K). |
khi | Hồi, lúc, buổi: Khi xưa, khi nay. Văn-liệu: Khi nên trời cũng chiều lòng. Chú khi ni, mi khi khác. Khi vui thì vỗ tay vào, Đến khi tẻ ngắt thì nào thấy ai. Khi nên phung phá cũng nên, Khi suy dẫu khéo giữ-gìn cũng suy. Khi lành không gặp khách, Khi rách gặp lắm người quen. Anh hùng gặp phải khúc lươn, Khi cuộn thì ngắn khi vươn thì dài. Bóng trăng khi khuyết khi tròn. Khi vào dùng-dằng, khi ra vội vàng (K). Còn ra khi đã tay bồng tay mang (K). Khi khoé hạn, khi nét ngài, Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa. Khi gió gác, khi trăng sân (K). Có khi gốc tử đã vừa người ôm (K). Miếng khi đói, bằng gói khi no (T-ng). |
khi | Khinh nhờn dối giá. |
áo nàng ướt , lại thêm gió quạt , nên nàng thấy một thứ mát dịu dàng thấm thía cả thân thể , làm da thịt nàng đê mê , như khi ta lẹ làng đưa tay trên tấm nhung. |
Và ngày nào cũng hình như chỉ có ngần ấy việc , nên buổi tối , khi nàng đặt mình vào giường , là bao nhiêu công việc đã gọn gàng cả , không một việc gì bỏ sót. |
khi nàng đã đổ xong hai nồi nước vào vại và đã đi quẩy gánh khác , bà Tuân mới tìm cách đưa đầu câu chuyện mà bà lưỡng lự chưa dám nói ra. |
Bà Tuân bỗng nhớ ra mình ngồi đã khá lâu , vội vàng cầm thêm miếng trầu , đứng dậy : Thôi xin vô phép cụ để khi khác. |
Trong khi hai bà chuyện trò , Trác đã gánh đầy hai chum nước , và làm xong bữa cơm. |
Nếu phải một người đanh đá , một tay sừng sỏ , khôn ngoan , khi về làm lẽ , nó nịnh hót lấy được lòng chồng , dần dần át hết quyền thế vợ cả : lúc đó con bà sẽ khổ sở không còn đáng kể vào đâu nữa. |
* Từ tham khảo:
- khi được thì vỗ tay, khi gay thì chùn bước
- khi hồi Khi nãy, lúc nãy
- khi khí
- khi không
- khi lành cho nhau ăn cháy, khi dữ mắng nhau cậy nồi
- khi lành không gặp khách khi rách gặp lắm người quen