hệ thống | dt. Toàn-thể các bộ-phận từ một gốc toả ra có thứ-lớp và được tổ-chức cho dính-dáng nhau trong mọi hoạt-động: Tổ-chức có hệ-thống. |
hệ thống | - dt (H. hệ: liên tiếp, kết hợp; thống: hợp lại) 1. Tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau: Hệ thống đo lường; Hệ thống giao thông; Hệ thống tổ chức 2. Thứ tự sắp xếp có qui củ: Bản báo cáo có hệ thống minh bạch 3. Sự liên tục: Một sự tham nhũng có hệ thống. |
hệ thống | I. dt. 1. Thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau: hệ thống tín hiệu giao thông o hệ thống tổ chức. 2. Thể thống nhất bao gồm những tư tưởng, những nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ có lôgich: hệ thống tri thức của một khoa học o hệ thống của quy tắc ngữ pháp. 3. Sự mạch lạc, rõ ràng: sắp xếp các ý có hệ thống. 4. Sự liên tục, sự lặp lại những hiện tượng cùng bản chất: tham ô có hệ thống. II. đgt. Làm cho có hệ thống: hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học. |
hệ thống | dt (H. hệ: liên tiếp, kết hợp; thống: hợp lại) 1. Tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau: Hệ thống đo lường; Hệ thống giao thông; Hệ thống tổ chức 2. Thứ tự sắp xếp có qui củ: Bản báo cáo có hệ thống minh bạch 3. Sự liên tục: Một sự tham nhũng có hệ thống. |
hệ thống | dt. Sự kết-hợp của nhiều phần lại với nhau để đạt một kết-quả hay làm thành một khối chung: Hệ-thống quân-đội. // Hệ-thống đếm. Hệ-thống Thước-Tấn-Giây. Hệ-thống sức. Có hệ-thống. |
hệ thống | - d. 1. Toàn bộ những điều hiểu biết về một đối tượng trong đó mỗi thành phần chỉ tồn tại vì có những quan hệ với những thành phần khác và có một vị trí trong toàn bộ: Mỗi khoa học là một hệ thống tri thức. 2. Toàn bộ những quan niệm kết hợp với nhau về một lĩnh vực tri thức, chưa được chứng minh là đúng, thậm chí có thể bị thực nghiệm bác bỏ: Hệ thống Pơ-tô-lê-mê cho rằng Quả đất là trung tâm vũ trụ. 3. Toàn bộ những yếu tố tự nhiên thuộc cùng loại hay có cùng chức năng: Hệ thống các hành tinh quay chung quanh Mặt trời. 4. Toàn bộ những việc thực hành, cách thức, qui chế hợp thành một cơ sở lý thuyết, đồng thời một phương pháp thực tiễn trong một lĩnh vực hoạt động: Hệ thống giáo dục; Hệ thống kinh tế. 5. Toàn bộ những vật phối hợp hoạt động vào một mục tiêu chung: Hệ thống ra-đa; Hệ thống công sự phòng thủ bờ biển. 6. Sự mạch lạc rõ ràng: Sắp xếp ý cho có hệ thống rồi mới viết. 7. Sự liên tục trở thành thói quen: Tham ô có hệ thống. |
hệ thống | Một chùm các mối thuộc về một gốc. |
Nhu cầu củng cố hệ thống phòng thủ được đưa lên hàng đầu. |
Nó đã bớt suyễn , nhưng phổi còn yếu lắm ! * * * Từ lâu , để đề phòng cướp bóc , các làng gần núi dọc theo các phủ Quảng Ngãi , Qui Nhơn , Phú Yên phải tự lo tổ chức hệ thống phòng thủ. |
Sức nặng của lý thuyết , sự ràng buộc chặt chẽ của hệ thống , đè lên đỉnh đầu , trói chặt chân tay những người lâu nay quen sống theo bản năng và trực giác. |
Bị mắc kẹt trong hệ thống lập luận như vậy nên cả ban tham mưu đều đồng ý phải dùng biện pháp mạnh để chận đứng lập tức các vụ ám sát. |
Cả một hệ thống chính quyền và bộ máy phòng thủ lung lay , tự nó rệu rã trước khi quân Tây Sơn đến. |
hệ thống lý luận bao trùm cả trong nam ngoài bắc , và điều quí hơn hết , là mở ra một niềm hy vọng có cơ sở vững chắc. |
* Từ tham khảo:
- hệ thống hoá
- hệ thống tiền tệ
- hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- hệ thức
- hệ thức lượng
- hệ thức lượng giác