giác | dt. Sừng thú: Dương-giác, lộc-giác, tê-giác // (R) a) Góc (X. Góc): Bát-giác, lục-giác, tam-giác; b) Cắc, hào: Một đồng-bạc có 10 giác; c) Buổi, hồi, một khoảng ngày giờ trong ngày: Giác sáng, giác tối; d) đt. Rút máu hay hơi trong thịt ra: Cắt giác, ống giác, bầu giác. |
giác | dt. Tỉnh-ngộ, hay biết: Ảo-giác, cảm-giác, thính-giác, vô-giác, xúc-giác, thị-giác // (R) Làm sáng-tỏ: Phát-giác, tố-giác. |
giác | trt. X. Giá và Giả: Giác-tỉ, giác-thể, giác-thử. |
giác | - d. X. Giốc. - đg. Làm tụ máu cho đỡ đau bằng cách úp vào chỗ đau một ống thủy tinh đã đốt nóng bên trong để rút bớt không khí ra. |
giác | dt. 1. Giấc, lúc, dạo: Giác này xe chạy qua lại nhiều. 2. Buổi: giác sáng o giác chiều o giác tối. |
giác | dt. Hào (bạc). |
giác | đgt. (Phương pháp) làm tụ máu bằng hơi, để giảm đau, bằng một dụng cụ riêng (bầu giác): Đi giác sắm bầu, đi câu sắm giỏ (tng.). |
giác | dt Tù và làm bằng sừng trâu: Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen (tng). |
giác | dt (đph) Đơn vị tiền tệ bằng mười xu như hào ở miền Bắc (cũ): Vợ chồng làm cu-li, vợ ngày ba xu, chồng nửa giác (PhBChâu). |
giác | đgt Làm tụ máu cho đỡ đau bằng cách úp vào chỗ đau một bầu thuỷ tinh đã đốt nóng bên trong: Bác sĩ đã giác và trích máu; Đi giác sắm bầu, đi câu sắm giỏ (tng). |
giác | đgt Nói hươu hay nai kêu: Tiếng hoẵng giác (Ng-hồng). |
giác | 1. dt. Sự cảm-biết, cảm-thấy do các cơ-quan trong người gây nên: Vị-giác, khứu-giác. Vật vô-tri, vô-giác. 2. đt. Tố cáo, tỏ việc kín của người cho công chúng biết: Tố-giác. |
giác | dt. Nht. Hào, cắc, một phần mười một đồng: Người Trung bộ gọi cắc, hào là giác. |
giác | 1. dt. Sừng (khd): Tê giác. // Lộc giác. 2. (khd) Góc: Hình tam-giác. |
giác | dt. Dùng cái ống hay cái bầu bằng sừng bằng chai úp vào da để chửa bịnh tê-mỏi, máu ứ. // ống giác. |
giác | .- d. X. Giốc. |
giác | .- đg. Làm tụ máu cho đỡ đau bằng cách úp vào chỗ đau một ống thuỷ tinh đã đốt nóng bên trong để rút bớt không khí ra. |
giác | Cách chữa bệnh, dùng cái ống sừng hay cái bầu úp vào người để hút máu độc ra: Giác máu cho khỏi nhức đầu. Văn-liệu: Chực như chó chực máu giác. Đi giác sắm bầu, đi câu sắm dỏ (T-ng). |
giác | 1. Biết rõ, không mê-muội: Phật là đại-giác. Thánh hiền là tiên-giác. 2. Biết, thấy. Xem nghĩa chữ "cảm-giác". 3. Tỏ lộ việc kín của người ta cho quan trên biết: Giác tên lý-trưởng về việc lậu đinh. |
giác | I. Sừng (không dùng một mình): Tê-giác, lộc-giác. II. Góc (không dùng một mình): Hình bát-giác, hình tam-giác. III. Tiếng gọi một hào bạc: Một đồng 10 giác. |
Cái cảm ggiácđó cũng không khác nỗi chán nản mênh mang của một kẻ vì phạm tội đang từ từ bỏ chốn rộng rãi bên ngoài để tự dấn mình vào nơi đề lao. |
Nàng thấy trong người đê mê vì những cảm ggiáctrên da thịt. |
Lúc đó tôi có cảm giác lạ lắm : hình như tôi đi thế này , lúc về chắc không nhìn thấy mặt vợ nữa. |
Không có cảm giác gì bền cả , sau lúc đó hai người nhìn nhau lại không thấy có cái gì khác lúc chưa đưa thư. |
Chàng nhớ lại cái ý định giết Thu lúc này , và bất giác nhìn vào cổ Thu. |
Lên tới buồng chàng tìm cái cốc rót đầy nước rồi cắm bông hồng ngồi nhìn mê mải một lúc và có cái cảm giác trong sạch ngây thơ của một đứa bé lần đầu được nhìn thấy một cảnh đẹp lắm. |
* Từ tham khảo:
- giác5*
- giác cung phản trương
- giác cự
- giác đát
- giác độ
- giác hoa