đấy | trt. Đó, chỗ hay việc mà mình chỉ cho người: Tới đấy anh sẽ thấy; Đấy, anh xem; Trâu đây ta đấy ai mà quản công (CD) // đdt. Tiếng gọi người đang nói với mình: Đấy vui, có biết đây sầu cùng chăng? (CD) // Tiếng gằn sau câu để lưu-ý người: Tôi bảo đấy! Xem đấy! |
đấy | - I. đt. 1. Người, sự vật, địa điểm ở xa vị trí người nó hoặc thời điểm lúc đang nói: đây là nhà tôi còn đấy là nhà bố tôi sau đấy ít lâu từ đấy trở đi. 2. Người, sự vật, địa điểm, thời điểm tuy biết là có nhưng không được xác định: tìm cái gì đấy ở đâu đấy một ngày nào đấy sẽ tìm được một người nào đấy. 3. Người đối thoại (dùng để gọi): đấy muốn đi đâu thì đi, đây không biết. II. trt. Từ nhấn mạnh tính xác thực, đích xác: cẩn thận đấy. |
đấy | I. đt. 1. Người, sự vật, địa điểm ở xa vị trí người nó hoặc thời điểm lúc đang nói: đây là nhà tôi còn đấy là nhà bố tôi o sau đấy ít lâu o từ đấy trở đi.2. Người, sự vật, địa điểm, thời điểm tuy biết là có nhưng không được xác định: tìm cái gì đấy o ở đâu đấy o một ngày nào đấy o sẽ tìm được một người nào đấy. 3. Người đối thoại (dùng để gọi): đấy muốn đi đâu thì đi, đây không biết. II. trt. Từ nhấn mạnh tính xác thực, đích xác: cẩn thận đấy. |
đấy | đgt. Đái, tiểu tiện. |
đấy | đt 1. Từ chỉ ngôi thứ hai khi nói thân mật: Đấy với đây chẳng duyên thì nợ (cd); Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây (K) 2. Chỗ ấy; Lúc ấy; Cái ấy; Việc ấy: Quyển sách ở đấy chứ đâu; Bắt đầu từ đấy nó không đến nữa; Đấy là đồng hồ của anh ấy; Đấy là một chuyện có thực. trgt 1. ở chỗ ấy: Tôi làm đấy được một tháng 2. ở lúc ấy: Xong đấy tôi đi xa. trt Từ đặt cuối câu để nhấn mạnh: Mày cứ liệu hồn đấy! Sắp mưa rồi đấy. tht Từ dùng để tỏ sự bực mình trước một sự việc hoặc để nói ra một kết quả đã nói trước: Đấy! Đã bảo mà không nghe; Đấy! Đúng là nó đã thắng. |
đấy | trt. 1. Chỗ xa mình, đó: ở đây chớ không phải ở đấy. // ở đấy. 2. Cái ấy: Chữ đồng lấy đấy làm ghi (Ng.gia.Thiều) 3. Anh, em: Đấy với đây không dây mà buộc. 4. Tiếng dùng sau câu để nhấn mạnh thêm câu hỏi: Anh đi đâu đấy? Làm việc gì đấy? 5. Tiếng để chỉ lời đã nói: Đấy, không nghe tôi nên mới ra cớ sự. // Đấy, tôi đã bảo anh! Đấy anh hiểu chưa? |
đấy | I. ph. Ở chỗ ấy: Quyển sách đấy, ngay sau anh. II. d. 1. Lúc ấy: Bắt đầu từ đấy hắn ốm. 2. Sự ấy, cái ấy, người ấy: Đấy là một chuyện có thực. III. Từ đệm đặt: 1. Ở cuối câu để nhấn mạnh : Liệu hồn đấy!. 2. Trước các từ a, à, ư...để hỏi một cách thân mật: Bác đã đến đấy à? 3. Ở đầu câu để chứng minh, phân bua: Đấy, đã bảo mà!. |
đấy | 1. ở chỗ ấy, trái với đây: Để đấy. Văn-liệu: Cơm chẳng ăn, gạo còn đấy. Đấy vàng đây cũng đồng đen, Đấy hoa thiên-lý, đây sen Tây-hồ. Đấy quan, đây cũng chín tiền, Đấy khoa văn-giáp, đây điền có chuôi (C-d). Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi (K). Tuồng ảo-hoá đã bày ra đấy (C-o). Chữ đồng lấy đấy làm ghi (C-o). 2. Tiếng giao hẹn đậm đàng sau câu: Làm đi đấy nhé! Tôi trả đấy nhé! 3. Tiếng để chỉ lời đã nói: Đấy, đã bảo mà! |
Họ ngặt nghẹo cười , nàng như muốn chữa thẹn : " ấy , bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy ! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá ! ". |
Bà Thân chưa kịp trả lời , bà ta đã sang sảng : Hôm nay là đánh liều , sống chết mặc bay , nên mới lại hầu cụ được đấy. |
Rồi đấy , cụ sẽ biết , vợ bé với vợ cả sẽ như chị em ruột thịt. |
Mợ phán nó cũng hiền lành , phúc hậu đấy chứ. |
Bà hoa tay , trợn mắt , bĩu môi : Người ta thần thế đáo để đấy ! Bà Thân rụt rè trả lời : Vâng , tôi cũng nghe đồn ông phán bên ấy mạnh cánh lắm ; để rồi tôi cố khuyên cháu. |
Phải , cụ nghĩ phải đấy. |
* Từ tham khảo:
- đấy vàng, đây cũng đồng đen
- đấy đáng một quan, đây cũng sáu mươi
- đấy đầu đen, đây máu đỏ
- đấy khoa văn giáp, đây điền có chuôi
- đấy quan tổng đốc đây bà quận công
- đậy