đạo | mt. Bản, toán: Đạo dụ, đạo quân. |
đạo | đt. Dẫn-dắt, đưa đường: Hướng-đạo, lãnh-đạo. |
đạo | đt. Trộm, cắp, lén-lút lấy của người làm của mình: Cường-đạo, trộm-đạo. |
đạo | dt. Đường đi: Đại-đạo, tiểu-đạo, Huê-dung-đạo // C/g. Điệu, (R) lề-lối phải noi theo: Phải đạo, trái đạo, đạo làm người; Tượng rằng là đạo mẹ cha, Con trai con gái cũng là một thương (CD). // Lẽ huyền-diệu tự-nhiên: Đạo trời // Đường tu-dưỡng dựa theo một thần-quyền có một giáo-lý rõ-rệt để người đời tín-ngưỡng, noi theo: Đạo Phật, đạo Da-tô, đạo Bà-la-môn; Bổn-đạo, giáo-đạo, tử vì đạo // (R) Đạo Da-tô: Có đạo, cố đạo, vô đạo, làm phép đạo, nhà thờ đạo. |
đạo | - 1 d. Đơn vị hành chính thời xưa, tương đương với tỉnh ngày nay. - 2 d. Từ dùng để chỉ từng đơn vị cánh quân lớn hành động độc lập. Đạo quân. - 3 d. (cũ; trtr.). 1 Từ dùng để chỉ từng đơn vị văn kiện quan trọng của nhà nước. Đạo dụ. Đạo nghị định. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị vật mà người theo tôn giáo tin là có phép lạ của thần linh. Đạo bùa. - 4 d. Người cai quản một xóm ở vùng dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám. - 5 d. 1 Đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội (thường theo quan niệm cũ). Đạo làm người. Đạo vợ chồng. Ăn ở cho phải đạo. Có thực mới vực được đạo (tng.). 2 Nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng ngày xưa. Tìm thầy học đạo. Mến đạo thánh hiền. 3 Tổ chức tôn giáo. Đạo Phật*. Đạo Thiên Chúa*. 4 (kng.). Công giáo (nói tắt). Đi đạo (theo Công giáo). Nhà thờ đạo. Không phân biệt bên đạo hay bên đời. |
đạo | I. dt. 1. Phép tắc đối xử trong xã hội, ai cũng phải biết và phải tuân thủ, giữ gìn: đạo làm người o ăn ở sao cho phải đạo o đạo vợ chồng. 2. Nội dung học thuật của một học thuyết được tôn sùng: tìm thầy học đạo o đạo thánh hiền. 3. Tôn giáo: đạo Phật o đạo Thiên chúa. 4. Đạo Thiên chúa, nói tắt: nhà thờ đạo o đi đạo. 5. Cánh quân: đạo quân. II. Đường: đạo cụ o đạo lộ o âm đạo o đại đạo o địa đạo o niệu đạo o quỹ đạo o thuỷ đạo o tiền đạo o xích đạo. III. Nói: đàm đạo. IV. Yếu tố chỉ đơn vị: đạo bùa o đạo dụ o đạo luật. |
đạo | dt. Văn kiện, văn bản quan trọng: đạo sắc lệnh o đạo nghị định. |
đạo | dt. Đơn vị hành chính ngày xưa tương đương với tỉnh ngày nay. |
đạo | dt. Người cai quản một xóm ở vùng dân tộc Mường trước Cách mạng tháng Tám. |
đạo | Dẫn: đạo diễn o đạo hàm o biên đạo o chỉ đạo o chủ đạo o dẫn đạo o lãnh đạo. |
đạo | I. Ăn trộm. II. Kẻ trộm: đạo tặc o cường đạo. |
đạo | Lúa: đạo ôn. |
đạo | I. Bước chân. II. Múa: vũ đạo. |
đạo | dt Văn bản quan trọng: Đạo dụ; Đạo nghị định. |
đạo | dt Đơn vị hành chính xưa tương đương với tỉnh: Đinh Tiên-hoàng chia nước ra làm 12 đạo. |
đạo | dt Đoàn quân tiến theo một ngả nhất định, cùng làm một nhiệm vụ với đoàn quân khác: Năm 1789, quân Tây-sơn chia làm ba đạo tiến ra Bắc đánh quân nhà Thanh; Ba quân chỉ ngọn cờ đào: Đạo ra Vô-tích, đạo vào Lâm-tri (K). |
đạo | dt Nguyên tắc và phương châm phải theo, hợp với luân thường đạo lí: Đạo làm người; Đạo làm con; Ăn ở cho phải đạo; Dâu con trong đạo gia đình (K). |
đạo | dt 1. Tôn giáo: Đạo Phật; Đạo Tin lành 2. Đạo Thiên chúa nói tắt: Người theo đạo; Bên đạo, bên đời; Nhà thờ đạo; Đi đạo 3. Hệ thống triết học được tôn sùng như một tôn giáo: Đạo Khổng; Đạo Lão. |
đạo | (khd). Bản: Đạo-cụ, đạo luật. |
đạo | 1. (khd). Đường đi: Đi đại đạo về tiểu-đạo. 2. a) Đường lối phải noi theo: Đạo làm người. b) Lý công-nhiên: Đạo Trời. c) Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Khổng Mạnh. Thường dùng trổng có nghĩa là đạo thiên-chúa: Theo đạo (thiên-thúa). Người có đạo (thiên-chúa) // Người có đạo. Nhà thờ đạo. Đạo Gia-tô (hay Da tô) d) Cái nguyên-lý tuyệt đối trong học thuyết Lão-tử: Theo Lão-tử, phàm vạn vật trước đây đều ở trong khí hư vô, lúc chưa có hình-thù, có danh sắc nó là cái nguyên-thuỷ của vạn vật, đến chừng có hình-thù có danh sắc thì nó lại nuôi nấng, hoá-dục nên hình-phẩm, thành tính-chất, cho nên nó lại là cái nguồn sinh-hoá của vạn-vật. Cái Đạo, nhân là cái chỗ không hình-thù không danh sac (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh - Lão-tử) nhưng kỳ-thuỷ nơi đó gây dựng thành vạn vật. Cho nên cái Đạo thiệt không thể kêu rằng đạo. Cái Đạo không hình trạng, không thể tượng, không tiếng tăm cho nên không chỗ nào mà nó không thoáng suốt, không chỗ nào mà không thoáng qua, nhưng mà chẳng biết được nó nên chẳng có thể hỏi cái chỗ tột của nó song nó với ta hồn-nhiên có một. Đạo, như vậy theo ta thấy nó là một sự nhiệm-mầu huyền-diệu bao-la. 3. Đường đi của một hành-tinh, một ngôi sao chung quanh mặt trời. // Bạch-đạo. Xích-đạo. Hoàng-đạo. 4. Đoàn, toán: Đạo quân. Đạo ra Vô-tích, đạo vào Lâm-chi (Ng.Du) 5. (khd) Nói: Đàm-đạo. |
đạo | (khd). Đưa, dẫn: Hướng đạo. |
đạo | (khd). Trộm: Đạo-tặc, đạo-văn. |
đạo | d. 1. Văn bản quan trọng: Đạo sắc lệnh; Đạo sớ; Đạo nghị định. 2. Đoàn quân gồm nhiều đơn vị tiến theo một đường nhất định, cùng làm một nhiệm vụ với đoàn quân khác: Năm 1789, quân Tây Sơn chia làm ba đạo tiến ra Bắc đánh quân Thanh. 3. Một trong mười hai khu vực hành chính của Việt Nam thời Đinh Tiên Hoàn. |
đạo | d. 1. Đường lối phải theo cho hợp với luân lí xã hội: Đạo làm người. 2. Một tôn giáo nhất định nào đó: Đạo Phật. 3. Hệ thống triết học được phổ biến và tôn sùng như một tôn giáo: Đạo Khổng; Đạo Lão. |
đạo | Bản: Đạo sắc, đạo sớ. |
đạo | I. Đường đi (không dùng một mình). |
đạo | Đưa, dẫn (không dùng một mình): Khai đạo, hướng đạo v.v. |
đạo | Trộm (không dùng một mình). |
Trương nghĩ có thể lấy Thu là một điều rất ác , rất vô nhân đạo đối với Thu , nhưng còn lấy Phiên vì nhà Phiên giàu , một việc rất thường có , thì chàng thực không tài nào làm nổi. |
Dẫu sao , anh cũng cám ơn em , cám ơn em đã cho anh biết thế nào là tình yêu như người tin đạo cám ơn Chúa đã bắt mình chịu đau khổ. |
Chắc anh đã biết Liên ? Lạ gì , Liên con cụ tuần đạo. |
Con cho thế mới là phải đạo. |
Bà đạo , một người cô của Loan bước vào hỏi : Thế nào cô dâu dậy thôi chứ. |
Làm bộ ngây thơ , Loan hỏi bà đạo : Thế bây giờ cháu phải làm gì , thưa cô ? Cô phải rửa mặt , phấn sáp vào rồi đi tập lễ. |
* Từ tham khảo:
- đạo cao đài
- đạo cao đức trọng
- đạo chồng nghĩa vợ
- đạo cô
- đạo cơ đốc
- đạo cụ