cạn | trt. Vơi lần, rút hết nước: Cơm cạn, uống cạn, tát cạn. // (B) Tỏ hết tâm-tình: Cạn lời, cạn lòng. // tt. Không sâu: Ruộng cạn, giếng cạn, túi may cạn, chỗ cạn, mắc cạn, nông-cạn; Sông giang-hà chỗ cạn chỗ sâu; Phụ đây đây cũng chẳng lo, Cầu gãy còn đò giếng cạn còn sông. // Trên bộ, trên bờ: Nòng-nọc đứt đuôi thì lên cạn. // Qua-loa, sơ-sài, thuộc hạng lôi-thôi, tầm thường: Ăn cướp cạn. |
cạn | - dt. Chỗ không có nước: Cá không thể sống trên cạn; Lên cạn. // tt, trgt. 1. Hết nước hoặc gần hết nước: Giếng đã cạn; Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn (cd) 2. Đã hết hoặc gần hết: Lương ăn đã cạn 3. Còn ít nước quá: Sông đã cạn 4. Không sâu sắc: Cạn nghĩ 5. Sống ở trên mặt đất: Rau muống cạn. |
cạn | I. tt. 1. (Nước) hết dần hoặc sắp khô: Giếng cạn nước o cạn ao bèo đến đất (tng.). 2. Hết dần, không còn mấy nữa: cạn vốn o Kho lương đã cạn. 3. Nông: Khúc sông này cạn, có thể lội qua được. 4. Hời hợt, nông nổi, không sâu sắc trong suy nghĩ: cạn nghĩ. II. dt. Chỗ không sâu hoặc không có nước: rau muống cạn o Thuồng luồng ở cạn o lên cạn. |
cạn | dt Chỗ không có nước: Cá không thể sống trên cạn; Lên cạn. tt, trgt 1. Hết nước hoặc gần hết nước: Giếng đã cạn; Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn (cd) 2. Đã hết hoặc gần hết: Lương ăn đã cạn 3. Còn ít nước quá: Sông đã cạn 4. Không sâu sắc: Cạn nghĩ 5. Sống ở trên mặt đất: Rau muống cạn. |
cạn | 1. bt. Gần khô nước hết; ngr. Khô hết, hết; uống hết: Thuận vợ thuận chồng tác bể đông cũng cạn. (C. d). Dẫu rằng sông cạn đá mòn (Ng. Du). Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh (Ng. Du). Mời anh cạn hết chén nầy (L. tr. Lư). // Cạn chén. Cạn ráo. Cạn tiền. Cạn túi, cạn xu. Nht. Cạn tiền. 2. Không sâu, nông: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. (C. d) 3. Trên đất, trên bộ: Bọn ăn cướp cạn. Dắt dìu nhau lên cạn mà chơi (Ng. gia. Thiều) |
cạn | I. t. 1. Hết nước: Trời hanh lâu, ao cạn. 2. Nông, ít nước: Sông cạn, thuyền không đi được. 3. Hết sạch: Lương đã cạn. II. d. Mặt đất: Cá đưa lên cạn thì chết. III. ph. Trên mặt đất: ở cạn. |
cạn | I. 1. Nước hết dần đi, vơi bớt đi: Cạn ao bèo đến đất. 2. Nông: Khúc sông này cạn, lội qua được. Nghĩa rộng là hết: Cạn chén, cạn lương, cạn lời. Nghĩa bóng là nông-nổi: Cạn lòng. Văn-liệu: Vài tuần chưa cạn chén khuyên (K). Cạn tàu ráo máng (T-ng). Tát cạn bắt lấy (T-ng). Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn (C-d). Dẫu rằng sông cạn đá mòn (K). Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn (K). Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh (K). Gặp nhau lời đã cạn lời thì thôi (L-V-T). Chuyện trò chưa cạn tóc tơ (K). Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu (K). II. Trên đất, đối với phần dưới nước: Thuồng-luồng ở cạn. Văn-liệu: Cướp bộ cướp cạn. Dắt-díu nhau lên mà chơi (C-o). |
Chàng nhấc cốc rượu uống một hơi cạn ngẫm nghĩ : Có gì mà mình hồi hộp thế này. |
Trương nhấc cốc rượu uống một hơi cạn. |
Chàng cười rồi rót cốc thứ hai uống cạn và đưa một cốc rượu khác bắt mùi uống. |
Câu sau cùng , nàng nói thực mau như người giận dữ , rồi nàng cầm chén nước uống cạn một hơi. |
Chàng lạnh lùng quay trở lại , ngồi tựa vào bàn , cầm chén nước đã nguội uống cạn , rồi thẫn thờ nhìn những nét rạn trên thành chén. |
Rồi Lâm uống cạn cốc cà phê , nhìn vợ nói : Đêm nay không ngủ được càng hay. |
* Từ tham khảo:
- cạn ao, bèo đếnđất
- cạn chén
- cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh
- cạn đầm thì uống nước khe
- cạn hều
- cạn hểu