âm thầm | trt. Ên, cách hành-động một mình, không cho ai hay: Đi âm-thầm: vận-động âm-thầm. |
âm thầm | - tt. Lặng lẽ: Đêm thanh những âm thầm với bóng (BNT). // trgt. Ngấm ngầm, không nói ra: Đau đớn âm thầm. |
âm thầm | tt. Lặng lẽ một mình, không bộc lộ, thể hiện ra để người khác biết: âm thầm chịu đựng o sống lặng lẽ âm thầm o Ngày đêm luống những âm thầm (Truyện Kiều) o Nỉ non vàng đá âm thầm trách hoa (Truyện Hoa tiên). |
âm thầm | tt Lặng lẽ: Đêm thanh những âm thầm với bóng (BNT). trgt Ngấm ngầm, không nói ra: Đau đớn âm thầm. |
âm thầm | 1. t. Tối tăm buồn tẻ. Sống trong cảnh âm thầm của sự nghèo khổ. 2. ph. Ngấm ngầm, không nói ra: Đau đớn âm thầm. |
âm thầm | Buồn-bã, ngầm-ngấm: Ngày đêm luống những âm thầm (K). Văn-liệu: Nỉ-non vàng đá âm thầm trách hoa (H.t). |
Mấy bông hoa bóng âm thầm gợi chàng nghĩ đến những cái vui của cuộc đời nở ở những nơi khác. |
Nhưng nàng bàng hoàng nhận thấy đời sống của nàng có ý vị hơn trước ; đậm đà hơn , một vị hương âm thầm không rõ rệt , ấm áp như hương thơm đọng trong một quả cam mới hái ngoài nắng vào , chưa bóc vỏ. |
Chàng đưa mắt nhìn các căn nhà chưa lên đèn và cảm thấy với người sống buồn nàn , lúc nào cũng âm thầm trong sự chờ đợi một ngày vui không bao giờ tới. |
Dẫu sao , một nỗi vui rất nhẹ đương âm thầm trong lòng chàng mà nỗi vui ấy không phải có vì sắp được nhìn thấy mặt Nhan , nỗi vui ấy tự nhiên đến , không có một duyên cớ gì rõ rệt. |
Nhìn Loan , Dũng thấy rõ ý nàng muốn bằng hai con mắt lặng lẽ diễn cho chàng biết nỗi vui sướng âm thầm được trông thấy mặt chàng. |
Ánh nắng trên lá thông loé ra thành những ngôi sao , tiếng thông reo nghe như tiếng bể xa , đều đều không ngớt Dũng có cái cảm tưởng rằng cái tiếng ấy đã có từ đời kiếp nào rồi nhưng đến nay còn vương lại âm thầm trong lá thông. |
* Từ tham khảo:
- âm thấp
- âm thị
- âm thích
- âm thịnh
- âm thịnh cách dương
- âm thoa