âm dương | bt. Khí âm và khí dương, lẽ sinh-hoá của muôn loài do tương-phản giữa nóng và lạnh, đêm và ngày, đực và cái, chết và sống: Hai dòng điện âm-dương; có âm-dương; có vợ chồng; âm-dương hai ngã... |
âm dương | tht. Tính tương-phản của hai vật khi hợp lại thì thành vật hữu-hiệu: Cái âm cái dương của bản lề, đồng âm đồng dương của một keo đặng, mộng âm mộng dương của một bộ ván, ngói âm ngói dương. |
âm dương | - d. Âm và dương, hai mặt đối lập nhau, như đêm với ngày, chết với sống, v.v. Âm dương đôi ngả (kẻ chết, người sống). Âm dương cách biệt. |
âm dương | dt. 1. Quan niệm cổ đại, xuất xứ từ kinh Dịch, giải thích quy luật vận động biến hoá chung của vũ trụ, trời đất và muôn vật: không gian vô tận sinh ra động và tĩnh, động sinh ra khí dương, tĩnh sinh ra khí âm, hai khí âm dương giao hợp với nhau hoá sinh ra tất cả. 2. Hai mặt đói lập chuyển hoá lẫn nhau trong thể thống nhất: âm là đất, đêm, tối, lạnh, nước, cái, nữ, tinh thần... ; dương là trời, ngày, sáng, nóng, lửa, đực, nam, thể xác... |
âm dương | dt (H. âm: nguyên lí âm; dương: nguyên lí dương) Hai mặt đối lập như ngày và đêm, nam và nữ, mặt trăng và mặt trời, sống và chết, trên và dưới, sấp và ngửa...: âm dương đôi ngả Xin âm dương hành động mê tín xin ý kiến của thần thánh bằng cách gieo hai đồng tiền trên cái đĩa, nếu có một đồng sấp, một đồng ngửa là coi thư thần thánh ứng cho: Mẹ La lại nâng nâng đĩa lên trước trán, xin lại âm dương (Ng-hồng). tt Trên và dưới: Ngói âm dương; Mộng âm dương. |
âm dương | dt. 1. Theo triết-học đông-phương, âm-dương là hai thứ khí bởi thái-cực mà ra, rồi biến-hoá sinh-nở muôn vật: Có âm-dương có vợ chồng (Ng. g. Thiền). 2. Người chết đối với người sống: âm-dương cách biệt. 3. Tiếng thợ nề, chỉ cách lợp ngói miếng sấp miếng ngửa chồng lên nhau: Lợp âm-dương ít hao ngói. 4. Tiếng đánh bạc chỉ chẳn lẻ. |
âm dương | d. 1. Hai thứ khí do thái cực sinh ra rồi biến hoá đi mà tạo ra muôn vật, theo học thuyết Tống nho. 2. Hai mặt đối lập của sự vật như ngày và đêm, mặt Trăng và mặt Trời, vợ và chồng, không và có... |
âm dương | 1. Hai thứ khí bởi thái-cực mà sinh ra, rồi biến-hoá mà sinh ra muôn vật (lý-thuyết Nho-học): Trong cơ âm cực dương hồi khôn phân (K). Có âm dương có vợ chồng (C.o). 2. Người chết đối với người sống: âm dương cách biệt. 3. Cách xin keo: lấy hai miếng gỗ tròn hoặc hai đồng tiền, khấn rồi deo xuống, ngửa cả gọi là cười hay tiếu, sấp cả là không được, một sấp một ngửa thì gọi là nhất âm nhất dương: âu là thiếp xin âm dương (T.tr). 4. Mộng âm, mộng dương (tiếng thợ mộc). 5. Ngói âm, ngói dương (tiếng thợ ngoã). 6. Điện âm, điện dương (tiếng điện học). 7. Âm dương thuỷ: Nửa nước sôi nửa nước lã pha lẫn với nhau (tiếng y-học). 8. Âm dương thạch. Thứ đá có tính hút lẫn nhau (Y-học). 9. Chẵn lẻ (tiếng đánh xóc đĩa): Bốn đồng mười sáu chữ rành-rành, đôi mặt âm dương xô-xát (Giới đổ bác phú). |
âm dương không còn cách biệt xa vời nữa. |
Chó chôn dưới đất cân bằng âm dương ăn miếng thịt mềm và đậm đà hơn. |
Trong cảnh âm dương hỗn loạn không chia biệt rõ , quan chánh chủ khảo trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ , đang tế cáo trời đất vua thần thánh và suýt soa khai xong tên , tuổi , quê , quán ngài khấn : "... Báo oản giả , tiên nhập , báo ân giả , thứ nhập..." Có lẽ đoạn khấn này là khoản chú trọng nhất của lễ tam sinh và đã được quỷ và thần chứng giám. |
Gượng dậy bằng sự tùng trải đến mức tàn nhẫn trong các cuộc tình , bằng thỏi quen ngộ nhận , luôn cho mình là trung tâm chú ý của những người khác giới , bằng sự cắt nghĩa có tính chất triết học về luật trời đất âm dương và bằng cả phạm trù… sinh học đơn thuần nữa. |
Ân tình thiết tha , đừng coi là âm dương cách trở". |
Huống chi người làm chức Tể tướng cầm quyền thiên hạ , giúp đấng Thiên tử sửa trị âm dương , giữ lòng cho ngay để róng rả mọi người , suy rộng ra mà làm những chính trị tốt , khiến trong khoảng trời đất , không một vật gì là không đắc sở , thì trời ban phúc cho còn đến thế nào. |
* Từ tham khảo:
- âm dương cách biệt
- âm dương tương phối
- âm dưỡng
- âm đạo
- âm đầu
- âm đầu