Những hiện tượng mang tính quy luật về ngữ âm dùng để xác định từ nguyên tiếng Việt
1.Muốn xác định từ nguyên, ta có nhiều cách để đạt được mục đích. Một trong những cách đó là vận dụng các hiện tượng biến đổi về ngữ âm có tính quy luật để truy tầm nguồn gốc của từ.
2.Các hiện tượng đó là:
- Nhập âm
Hai âm tiết đứng gần nhau, nhập thành một âm tiết.
cha ôi=> chaocậu ấy=> cẩu
chưa có=> chửa nói mơ=> mớ
Từ đó, ta suy ra: nậu ấy => nẩu, chăng có=> chẳng; nhẩm chẩu (âm Quảng
Đông của từ Hán Việt ẩm tửu “uống rượu”)=> nhậu…
- Lược âm
Từ ngữ ba, bốn âm tiết, tỉnh lược một số âm tiết, chỉ còn hai.
cầu Xóm Kiệu=>cầu Kiệusông Ông Đốc=>sông Đốc
dầu con rái=>dầu rái
để tang để tóc=>tang tócnấm tai mèo=>nấm mèo
dòm giỏ ngó oi=>dòm dỏtươi như cá rói=>tươi rói
bánh vú bò (6) =>bánh bò
Từ đó, ta loại suy: bến Bà Dược => Bến Dược; ngay như cây chò => ngay chò,
rạch Bà Kiến (PBTL) => rạch Kiến (Long An),…
- Rụng âm:
Trong tổ hợp phụ âm đầu, có hiện tượng rụng bớt một yếu tố.
drap => ra (trải giường); tlúc tlắc (tk 17) => lúc lắc; mnhầm (VBL) => nhầm, plàn(VBL) => làn (sóng)…
Crème => kem, frein => phanh, fromage => phó mát.
Suy ra:
cái => gái
nái - mái
- Chệch âm
Do ngữ âm địa phương chi phối, nhiều từ ngữ hoặc địa danh không còn giữ nguyên hình thức vốn có.
Td: vồng => giồng; loánchoán (6) => (đứng) láng cháng; kiệt lực => cật lực; bức (tử) => bất (tử),…
Mả Loạn => Mã Lạng, Hàu Vỏ => Hào Võ, Câu Lãnh => Cao Lãnh,
Gò Vắp là tên quận ở thành phố Hồ Chí Minh. Vắp vốn là tên một loại cây của người Khmer kompắp. Trên đường Trương Định quận 3 nay vẫn còn cây này. Do người địa phương Nam Bộ phát âm lẫn lộn hai vần -ăp và -âp nên Gò Vắp chuyển thành Gò Vấp.
- Lây âm (contagion)
Âm cuối của âm tiết đầu do âm đầu của âm tiết sau lan sang.
Nề nếp* => nền nếp; nõ nường => nõn nường; la plaque** => lập lắc; le plat => lập là.
Mà cả(VBL) => mặc cả.
- Mượn âm
Một từ ở ngôn ngữ này muốn gia nhập một ngôn ngữ khác mà có âm na ná một từcủa ngôn ngữ khác thì mượn âm của từ này để dễ được thông dụng. Mượn âm theo các hình thức sau:
MÔ HÌNH |
THÍ DỤ |
A => AB |
bồ ( bồ bịch (người yêu) |
B => AB |
(cái) bừa cào - (con) bồ cào => (cái) bồ cào |
A’B => AB |
(trái) đu-riêng – (nỗi) sầu riêng => (trái) sầu riêng |
A’B’=> AB |
soldat (Pháp, lính) – (cây) săng đá => (giày) săng đá |
B’C’=> ABC |
one two three – (liền) tù tì => oẳn tù tì |
A’B’C’=> ABC |
La Fontaine – Lã Phụng Tiên ( Lữ Bố) => Lã Phụng Tiên |
f.1.Từ Việt
(điệu) bộ - bộ tịch (VNTĐ, sổ bộ, hộ tịch) => bộ tịch (bộ tịch kỳ cục).
(cái) độc bình – (cây) lục bình => (cái) lục bình.
Bồ bịch vốn là tên hai nông cụ. Bồ đựng lúa thì có đáy; còn bịch cũng đựng lúa nhưng là tấm vỉ khoanh tròn, lấy nền nhà làm đáy.
Ca dao miền Bắc có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài.
Trong tiếng Việt lại có một từ đơn bồ, là biến âm của bầu (bạn), đồng âm với bồ trong bồ bịch. Hai vần –âu và –ô có nhiều tiền lệ chuyển đổi: (thi) đậu – đỗ, đậu (xanh) – đỗ, hầu (như) – (cơ) hồ, mậu (kỷ) – mồ,…
Thế là một từ bồ bịch thứ hai ra đời theo con đường sau đây:
bồ ( bồ bịch (tình nhân).
Cổ Hũ (dòng chảy eo lại như cổ cái hũ) - (món ăn) tàu hủ=> (kinh) Tàu Hủ (TP.HCM).
Những từ của ngôn ngữ khác khi gia nhập vào tiếng Việt gặp một từ tiếng Việt có ngữ âm tương tự thì khoác chiếc áo của từ tiếng Việt.
dourian (trái, Mã Lai) – (nỗi) sầu riêng=> (trái) sầu riêng
pulaw (cồn, đảo, Mã Lai) – cù lao (công lao khó nhọc của cha mẹ) => (cái) cù lao.
saucisse (dồi, Pháp) – (dây) xúc xích=> (món ăn) xúc xích
battre le pavé (đi dạo phố, Pháp) - bát phố (một loại chén) => (đi) bát phố.
+Địa danh:
Ksach (cát, Khner) – kế sách (phương kế, sách lược) => (huyện) Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng).
-------------------------
Kampot (tỉnh, CPC) – (gàu) cần vọt => (tỉnh) Cần Vọt
Hà Lan là tên một đèo ở tỉnh Đắk Lắk. Đây là địa danh gốc Ê Đê Hlang, nghĩa là
“cỏ tranh”. Vì âm của Hlang gần âm của Hà Lan nên người Việt đã dùng tên một quốc gia châu Âu để gọi tên đèo này.
Từ đó, chúng tôi suy ra các trường hợp tương tự:
Chư Chan (núi) là địa danh gốc Chăm. Chư là từ chỉ núi của dân tộc khác (Ê Đê, Gia Rai) mà người Chăm đã vay mượn. Còn từ Chan thì chính người Chăm cũng chưa biết nghĩa. Nhưng Chư Chan và chứa chan của người Việt có âm na ná nên người Việt đã gọi hòn núi mà người Chăm gọi Chư Chan là Chứa Chan (Đồng Nai).
Người Pháp đặt tên cho một vịnh ở Bắc Bộ bằng tiếng Pháp là Baie Toulon (vịnh Tu-lông). Toulon vốn là thị xã của tỉnh Var, ở miền Nam nước Pháp. Người Việt vừa phiên vừa gán nghĩa cho vịnh này thành Bái Tử Long.
Theo Hoàng Văn Ma và Vũ Bá Hùng, thị trấn Phó Bảng của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có tên bằng tiếng Pu Péo là Mơbiêng. Phó bảng là học vị tiến sĩ (loại vớt), được định thêm từnăm 1829. Về ngữ âm, hai từ Phó bảng và Mơbiêng có âm na ná nên người địa phương lấy từ tiếng Việt có sẵn để phiên thay địa danh Pupéo.
+Nhân danh:
La Fontaine (nhà thơ ngụ ngôn, Pháp) – Lã Phụng Tiên (tức Lữ Bố) => nhà thơ Lã Phụng Tiên.
Rury (kỹ sư Pháp sửa sang đèo này, được người Pháp dùng đặt tên cho đèo, theo VNTĐ)- rù rì (tên cây; nói nhỏ) => đèo Rù Rì (Nha Trang).
- Biến âm
Nhiều trường hợp do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương hoặc do viết sai chính tả, nhiều từ ngữ, trong đó có nhiều địa danh, đã bị sai lạc một cách kỳ lạ, khiến quần chúng không hiểu nếu không được các nhà nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân gây ra.
g.1.Từ thông thường
Chẳng hạn, từ tổ huyện đề vốn là quyên đề (VNCTTV), chỉ những người thu gom các phiếu đánh đề, tức người tổ chức đánh số đề.
Ngày nay, chúng ta viết giải thưởng. Viết như thế là không đúng chính tả vì âm gốc của từ tổ này là dải thưởng vì huân chương nào cũng có một miếng vải nhỏ để đeo. Từ dải này bắt guồn từ một từ Hán Việt đái. Trong ĐNQÂTV ghi giựt dải là “cướp giành phần thưởng”.
Trái nghĩa với rẻ là mắc. Viết mắc là sai với dạng gốc của từ này mắt. Từ điển cổ ghi mắt, như ĐNQÂTV ghi bán mắt: bán cao giá. Mắt đây là biến âm của đắt, nhưng vì từ con mắt quá quen thuộc với người Việt nên người ta (chủ yếu là dân các tỉnh phía nam) sợ viết sai chính tả nên viết thành mắc.
Lai căng là cách viết quen thuộc của chúng ta. Đúng ra, ta phải viết lai căn vì nghĩa của từ này là “có pha tạp nhiều yếu tố ngoại lai sống sượng, trở nên lố lăng” (TĐTV2).
Trả đũa là “chống trả lại một cách đích đáng cho hả nỗi tức giận” (TĐTV2). Nguyên dạng của cụm từ này là trả nủa, mà nủa là “oán giận, chống báng” (ĐNQÂTV). Lê Ngọc Trụ khẳng đinh rằng nủa do từ Hán Việt nộ “giận” mà ra.
Có hai từ bất tử trong tiếng Việt Nam Bộ. Từ bất tử thứ nhất là từ toàn dân, từ Hán Việt, có nghĩa là “không chết”. Từ bất tử thứ hai có hai nghĩa: 1. Bạt mạng: đồ bất tử, ăn nói bất tử. 2. Bất ngờ, bất thình lình: đòi nợ bất tử, ta không có tiền để trả. Nguyên từ bất tử thứ hai bắt nguồn từ từ tổ bức tử “ép chết ngang”, bị viết theo âm gốc là bấc tử, rồi sai chính tả là bất tử và giải thích: mặc may, ước chừng; giả mạo, khinh suất (ĐNQÂTV).
g.2.Địa danh
Hào Võ (địa danh ở Cần Giờ, TP.HCM) là âm sai của Hàu Vỏ, chỉ đống vỏ hàu ở nơi đấy, sau khi đã lấy hết ruột, để chuẩn bị đưa vào tắt Lò Vôi bên cạnh nung thành vôi.
Gành Hàu thường bị viết sai thanh Gành Hào.
Hàng loạt địa danh ở Nam Bộ bị biến âm vì một thành tố bị viết và phát âm sai lạc từ xưa:
Vồng => giồng: Giồng Trôm, Giồng Riềng, Giồng Ông Tố,…
Tắt => tắc: Tắc Ráng, Tắc Cậu, sông Tắc,…
Ở TP.HCM. có địa danh Mã Lạng. Truy tìm nguồn gốc địa danh mới biết tại vùng này có khu mồ mả bị bỏ hoang, không ai chăm sóc, gọi là khu mả loạn. Người Sài Gòn thường bỏ vần tròn môi nên loạn thành lạng và không phân biệt hai thanh hỏi và ngã nên mả thành mã. Tương tự mả loạn là giếng loạn, đìa loạn.
Vĩ Dạ là một địa danh ở thành phố Huế, rất quen thuộc đối với chúng ta. Nếu cho rằng đây là một từ tổ Hán Việt thì sẽ không giải nghĩa được. Thực ra đó là biến âm của Vi Dã, là từ tổ Hán Việt, nghĩa là “cánh đồng lau sậy”. Thực tế chung quanh thành phố này cho biết có nhiều cánh đồng lau sậy.
Ở tỉnh Đồng Tháp có thành phố Cao Lãnh. Nguồn gốc địa danh Cao Lãnh như sau: Ông Đỗ Công Tường có tên thường gọi là Lãnh, làm chức câu đương (chuyên giải quyết những xích mích trong làng) nên người địa phương thường gọi tắt là ông Câu Lãnh. Ông có xây một cái chợ và là người nhân đức nên cái chợ được gọi là chợ Câu Lãnh. Tên Câu Lãnh đã bị nói chệch thành Cao Lãnh theo hiện tượng biến đổi ngữ âm sau đây: bảo (cử) - bầu (cử), tậu (ruộng) – tạo, (cô) đầu – đào (hát),…
Các nhà nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã cung cấp cho chúng ta hai bảng biến âm phụ âm đầu và vần sau đây:
+Phụ âm đầu
b>v |
bổn > vốn, bái > vái
|
b>ph |
buồng > phòng, buông > phóng |
ch >tr |
chém. > trảm, chuyện >truyện |
đ > tr |
đìa > trì, đục > trọc |
đ>d |
đình > dừng, đao > dao |
hw > v |
họa > vẽ, hoàng > vàng |
k > g |
cận > gần, cẩm > gấm |
m > v |
múa > vũ, mùa > vụ |
s > t |
sảng > tảng (sáng), sái > tưới |
s > th |
sư > thầy, sự > thờ |
đ > n |
độc > nọc |
b > m |
bàn > mâm, |
k>gi |
cổi>giải, căn>gian, keo>giao |
|
|
+ Vần
e > a |
xe > xa, hè > hạ, hẹn > hạn |
ua > u |
chúa > chủ, múa > vũ |
ia > i |
chia > chi, bia > bi, bìa >bì |
ưa > ư |
lừa> lư, thứa > thứ, cựa >cự |
uô>u,o |
chuông > chung, buông>phóng |
iê > uô |
liên liên > luôn luôn |
oc>ac |
góc>giác, bóc (lột)>bác, cóc>giác |
ơ > i |
thơ > thi, cờ >kỳ, ngờ > nghi |
ơ,ô > a |
đời > đại, đồi mồi > đại mại |
ây > i |
thây >thi, quầy >quĩ, vây>vi |
ô>o |
khố>kho, độc>đọc, khốc>khóc |
oc>oi |
sóc trán>sói trán, hóc>hói |
|
|
|
|
Một phụ âm biến thành một âm tiết.
Crème => cà rem;(núi) B’rah “thần linh” => Bà Rá; (Tưk) Khmâu “nước đen” => Cà Mau, kran => cà ràng,Franc => phật lăng.
Căn cứ vào hiện tượng âm tiết hóa này và một vài hiện tượng khác, ta có thể giải quyết nguồn gốc của địa danh Bà Rịa. Thuyết thứ nhất cho rằng Bà Rịa là bà Nguyễn Thị Rịa, quê ở Bình Định, là người có công khai khẩn vùng đất này và trước khi qua đời đã hiến tặng địa phươg vài trăm mẫu ruộng. Do đó chính quyền địa phương đã lấy tên bà làm địa danh nơi bà từng sinh sống.
Thật ra, khá nhiều phụ âm, vần hoặc âm tiết biến thành âm tiết bà. Chẳng hạn, ngoài B biến thành Bà (như Bà Rá), Bàu cũng biến thành Bà (Bàu Môn>Bà Môn; Bàu Hói>Bà Hói,…), Bờ>Bà (Bờ Băng>Bà Băng, Bờ Đập>Bà Đập,…), Ko>Bà (Koki>Bà Kí) (ĐDHVN, 161); Pah>Bà (Lipah>Là Bà) (ĐDHVN,141),…Do đó, giả thuyết cho rằng do Po Ryiak (“thần sóng biển”, ĐDHVN) chuyển thành Bà Rịa rất đáng chấp nhận.
- Rút gọn âm tiết
Khi tiếp nhận tiếng nước ngoài, để dễ thuộc và dễ nhớ, người Việt thường rút gọn một vài âm tiết đầu của các từ đa tiết. Xin nêu một số thí dụ trong từ Việt gốc Pháp:
i.1.Rút gọn các âm tiết đầu:
alcool (rượu)=> cồnpourboire => boa
i.2.Rút gọn các âm tiết sau:
pédéraste (Pháp, người đồng tính)=> pê đê
Từ hiện tượng này, ta thấy ý kiến của Dương Văn An trong Ô châu cận lục cho rằng tên sông Hương là do tên huyện Hương Trà (cũng là tên cũ sông Hương Trà) nói rút gọn lại là có sức thuyết phục.
Cũng vậy, từ tổ chủ xị có thể có nguồn gốc như sau: tên cây thổ phục linh dùng để chế tạo nước xá xị (tên trong tiếng Pháp là salsepreille) người Việt thường nói rút gọn thành xá xị. Dung tích của chai đựng nước xá xị là ¼ lít. Vì vậy, người ta quen nói một xị rượu, tức ¼ lít rượu. Và chủ xị là người chủ mua rượu cho người ta uống. Sau đó, từ tổ chủ xị chỉ người bao việc chi tiền cho mọi người ăn uống.
Các âm vị tiếng Việt ở cùng một vị trí cấu âm và cùng độ mở thường có quan
hệ và chuyển đổi với nhau.
Tiếng Việt có 22 âm đầu, được phân loại như sau:
|
ĐẦU LƯỠI |
MẶT LƯỠI |
GỐC LƯỠI |
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Quan hệ và chuyển đổi giữa các phụ âm đầu này như sau:
b-b: bình – bằng, biệt (tăm) – (im) bặt, bắc – (gió) bấc, bức,…
b-m: bồ (côi) – mồ, buồn – muộn, bệu bạo – mếu máo, bùn – mùn,…
v-b: vốn - (tư) bổn, vách –bích, savon -xà bông,…
m-v: muôn-vạn, mùa – vụ, mời-vời, mống - (cầu) vồng ,…
Chú ý: Paris – Ba Lê, piêm (Khmer) – vàm (ngã ba sông rạch).
b)Phụ âm đầu lưỡi đổi với phụ âm đầu lưởi
x-x: xe – xa, xông (lên) – (xung phong), xăn – xắn (quần)…
th-x: thanh – xanh, thường – xoàng, (ân) xá – tha,…
đ-tr: đìa – trì, (giúp) đỡ - (tương) trợ, đục – (ô) trọc,,…
đ-n: đệm - nệm, độc – nọc, đỗi – (đến) nỗi, (êm) đềm – nềm (CPN), đau - nau … c)Phụ âm mặt lưỡi đổi với phụ âm mặt lưỡi
nh-nh: (tin) nhạn – nhàn, nhiêu (khê) – nhiều, nhịn – nhẫn,…
ch-nh: chành (cây) – nhành, chánh (cây) – nhánh,…
d)Phụ âm gốc lưỡi đổi với phụ âm gốc lưỡi
ng-ng: nga (mi) – (mày) ngài, ngờ - nghi, ngoại – ngoài,…
k-g: cẩm – gấm, cận – gần, kế (mẫu) – (mẹ) ghẻ, gamelle- cà mèn,…
kh-g: khương - gừng, kha (Thanh Hóa)–gà, khảo (Mường)- gạo, khảy (đờn) – gảy, khắn – gắn…
e)Phụ âm thanh hầu đổi với phụ âm thanh hầu
h-h: hận – hờn, hàng – hãng, hành, hè – (mùa) hạ,…
k.1.2.Các phụ âm gần vị trí cấu âm cũng chuyển đổi với nhau
a)Phụ âm môi đổi với phụ âm đầu lưỡi:
v-th: ví (dụ) – thí, va – tha (nhân), vẻ - (sắc) thái, …
m-l: mờ - lờ, (thôn) lạc – (làng) mạc, mần – làm, (tái) mét – lét, mếch – lệch…
b)Phụ âm đầu lưỡi đổi với phụ âm mặt lưỡi
ch-tr: chém. – trảm, chuyện – truyện, ché – trà, chay- trai…
ch-gi: chi – gì, chủng – giống, chừ - giờ, chính (nguyệt) –(tháng) giêng,…
t-ch: tự - chữ, tự - chùa, tế (độ) - che (chở),…
c)Phụ âm đầu lưỡi đổi với phụ âm gốc lưỡi
k-gi: keo – (a) giao, kén – (tinh) giản, căng –giăng, (tam) cương – (ba) giềng,
(mặc) cả - (trả) giá,…
kh-th: khạp – thạp, khảm – thảm,…
d)Phụ âm gốc lưỡi đổi với phụ âm thanh hầu
kh-h: khí – hơi, không – hông, khiếm – hiếm,…
ng-h: ngửi – hửi, hồng – ngỗng, hộ - ngõ,…
?-k: ẩu (tả) - cẩu (thả), Anđớk (Khmer, con rùa) – Cần Đước,..
Tiếng Việt có 16 âm chính được phân loại như sau:
Vị trí
Độ mở |
Hàng trước |
Hàng giữa |
Hàng sau (tròn môi) |
Hẹp |
i (y) |
ư |
u |
Hơi hẹp |
iê |
ươ |
uô |
Hơi rộng |
ê |
ơ/â |
ô |
Rộng |
e (e) |
a/ă |
oo/o |
Quan hệ và chuyển đổi giữa các nguyên âm này như sau:
- : kí – ghi, tỉ/thị - chị, thí (sinh) – thi,…
- : bịnh – bệnh, lịnh – lệnh, minh mông- mênh mông, kình càng – kềnh càng,..
- : lí –lẽ, mí – mé, kí – ké, thinh - thanh, sinh – sanh,…
- : thư – thơ, gửi – gởi, lừ đừ - lờ đờ,…
- : chơn – chân, ơn – ân, hờn – hận,…
- : san – sơn, đàn – đờn, (phụ) tá – tớ,…
- cặp – cập (bến), lắp (láy) – lấp, chặn – chận, ngằn – ngần, Gò Vắp – Gò Vấp, gắm (ghé) – gấm (ghé)…
u-o: thụ - thọ, vũ – võ, trú – trọ, trung – trong,…
- : bồ (nhìn) – bù, chủng – giống, xung (phong) – xông (lên), Hùng (Ngự) - Hồng (Ngự),…
i-ư: thí (nghiệm) – thử, đình – dừng, (quá) trình – chừng,…
- lù đù – lừ đừ, lù khù – lừ khừ,…
Nguyên âm hẹp đi song đôi với nguyên âm hẹp:
- rù rì, tủm tỉm, múp míp, rung rinh, rúc rích, ủn ỉn, cút kít,…
iê-ươ:kiếm – gươm, kiếng – gương, cương – giềng,…
iê-uô: liên (tiếp) – luôn, phiền – buồn, nhiễm – nhuộm, nhuốm,…
c) Nguyên âm hơi rộng đổi với nguyên âm hơi rộng
ô-ơ: cỡ - độ, (sự) cố - cớ, thốt – chợt,…
ơ-â: chơn – chân, hờn – hận, ơn – ân,…
Nguyên âm rộng đi song đôi với nguyên âm rỗng:
- : ngô nghê, hổn hển, ngông nghênh, xốc xếch,…
a-ă: (đại) bàng - bằng, hàng (ngày) – hằng, đàng (kia) – đằng, khảng khái – khẳng khái, xa xác (VBL) – xa xắc…
a-e: xa- xe, pháp – phép, hạ - hè, ma – mè, đam - đem…
Nguyên âm rộng đi song đôi với nguyên âm rộng:
o-e: cò kè, cót két, mon men, mong manh, long lánh,…
Ngoài ra, từ một số từ có ngữ âm chuyển đổi với nhau, ta suy ra trường hợp tương tự. Trong tiếng Việt, các từ sau đây có quan hệ chuyển đổi ngữ âm: thi – thơ, nghi – ngờ, kì – cờ nên chắc chắn ta có các cặp tương tự: tri tri – trơ trơ.
Từ các cặp từ có quan hệ chuyển đổi –i và –iê (kính – kiếng, trì – đìa, …), ta suy ra nghì (A cữu là cậu có nghì – Chỉ nam ngọc âm Nhân luân tr. 92) là biến âm của nghĩa.
k.3.1.Các âm cuối vô thanh dễ chuyển đổi với nhau:
a)ch-c: xích – thước, bích – biếc, bạch, bệch – bạc, dịch – việc, tích – tiếc, chích – chiếc, tích – thiêc,…
- : phấp phới – phất phới, sáp nhập, sát nhập, hấp (thụ) – hút, (con) rếp – rết, tít…
- : chút – chốc, (ống) thụt – (cái) thộc (VBL), cụt – cộc, một- mốc (Mường), gấp (rút) – rúc, bột (phát) - bộc,…
k.3.2.Các âm cuối hữu thanh dễ chuyển đổi với nhau:
a)nh-ng: cảnh – (chậu) kiểng, mảnh – miểng, kính – kiếng, gương, thành – thiềng, chính (nguyệt) – giêng, linh – thiêng, trình – chiềng, đình – dừng, kính – kiêng (nể),…
c)m-n: năm – niên, xóm – thôn, giẵm – tiễn,…
k.3.3.Các âm cuối vô thành thường chuyển thành âm cuối hữu thanh:
a) p=> m: ắp ắp – ăm ắp, rập râp – rầm rập, bịp bịp – bìm bịp, tắp tắp – tăm tắp, (nói) lắp – (cà) lăm,…
b) t=> n: vút vút – vun vút, thắt thoắt – thoăn thoắt, sát sát – san sát, vụt vụt –vùn vụt,…
c) ch=>nh: chếch chếch – chênh chếch, thịch thịch – thình thịch, bịch bịch – bình bịch,…
d) ng=> c: éc éc – eng éc, vặc vặc – vằng vặc, biếc biếc – biêng biếc, chững chạc – chững chàng, mạc – màng, ngấc (đầu) – ngẩng,…
k.3.4.Bán âm cuối /y/ thường chuyển đổi với n, ng:
a) y-n: chui – chun, (nát) bấy – bấn, dùi – dùn (dắng), (ngắn) ngủi – ngủn, b) y-ng: hãy (hay) – hẵng, lối (rày) – lống, mải (vui) – mảng, môi – muỗng,…
k.3,5.Âm cuối zéro
a) Âm cuối zero – một phụ âm cuối: bá (sung) – báng, chả - chẳng, mạ - mắng, đả – đánh, (búi) tó – tóc, bí (tất) – bít, bá – bách, chỉ - chỉn, nỏ - nõn (nường),…
b) Âm cuối zero – một bán âm: (ăn) lờ (VBL) – lời, su (VBL) – sui (gia), (của) mã – (nhà) mãi, cá – cái, ma – mài,…
k.4.Quan hệ và chuyển đổi giữa các thanh điệu:
Các thanh điệu cùng hệ thường dễ chuyển đổi với nhau:
k.4.1.Hệ bổng (ngang – sắc – bổng)
a)hỏi-hỏi: bảo – biểu, bảo (vật) – bửu, gửi – gởi, ngửi – hửi, cảnh – kiểng, ngẩng – ngửng, (khi) dể - (khinh) rẻ, (vận) tải- chở, (sở) ruộng – thửa, tổ - ổ, mảnh – miểng, dỏm – rởm,…
b)ngang-hỏi: can – cản, quăng – quẳng, con con – cỏn con, mỏng manh, mỏng mảnh, vênh – vểnh (râu), (đen) thui – thủi, (đen) đủi, dưng – dửng (dưng), tan – tản (cư).
c)sắc-hỏi: lén – lẻn, há – hả, thoáng (qua) – thoảng, gấm – cẩm, ghế - kỷ, kế (mẫu) – (mẹ) ghẻ, (sai) khiến – (điều ) khiển, miếng – miểng, mảnh, hiếu, háo – hảo,…
Từ hiện tượng chuyển đổi giữa các âm vị như đã trình bày, ta có thể vận dụng để truy nguyên nguồn gốc một số địa danh.
Vùng Xuyên Mộc ngày nay trong Monographie de Ba Ria ghi là Xương Mộc. Xương Mộc vốn là tên cây, sau bị đọc chệch thành Xuyên Mộc. Vần –ương/ươn có nhiều tiền lệ chuyển đổi với vần –iên/iêng: xương (xáo) – tiên (thảo), (con) lươn – thiện, gương – kiếng, (tam) cương – (ba) giềng, …
l.Đồng hóa
Đồng hóa là hiện tượng hai âm tố khác nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia giống với nó. Đồng hóa diễn ra ở cả ba thành tố của âm tiết tiêng Việt.
nguôi hoai=>nguôi ngoairũ liệt=>rũ riệt
khấn hứa=>khấn khứa khách thứa (thứ) =>khách khứa
đại thể=>đại đểđãi buôi (bôi)=>bãi buôi (VNTĐ)
vòng do(ĐNQÂTV)=> vòng votập thành (HVTĐ)=> tập tành
khấn hứa=> khấn khứangắn chủn=> ngắn ngủn
cựa quậy=> cựa cậy (TĐTV2)héo don(ĐNQÂTV)=> héo hon
Từ hiện tượng này, ta hoàn toàn có thể suy ra các trường hợp tương tự:
phanh phui< phanh khuiphỉnh phờ< phỉnh vờ
hăm he< hăm đetề tỉnh (TĐTV1)< tề chỉnh
ngọng nghịu < ngọng lịuchỉ chỏ < chỉ trỏ
phung phí< vung phívá víu < vá khíu
phong phanh< phong thanh (nghe)bạch biến< bạch điến
dư dả< dư giảđổ đồng< bổ đồng
phơi phóng< phơi hóng (hong)mắc mớ< mắc cớ
nhỏ nhặt < nhỏ vặtđậy điệm< đậy liệm
nhỏ nhen< nhỏ hèndối dá (LVĐ)
nhẵn nhụi< nhẵn trụithanh thao (LVĐ)< thanh tao
gượng ghẹ< gượng nhẹ (TĐTV1)trong trẻo< trong lẻo (chẻo)
nhỏ nhit
Từ hiện tượng đồng hóa âm đầu này, ta suy ra nguồn gốc của tòi trong tìm tòi. Trong từ điển của Génibrel có ghi từ đòi và dịch là chercher (“tìm”). Có thể tìm láy nghĩa với đòi thành tìm đòi, rồi đồng hóa âm đầu thành tìm tòi.
Trong bài thơ 27 của Nguyễn Trãi có câu:
Chen xúc làm chi cho nhọc nhằn
Từ chen xúc bị đồng hóa âm đầu thành chen chúc.
Thời trước, nhiều từ điển ghi địa danh chỉ thành phố Hội An ngày nay là Faifo và cho biết âm gốc của địa danh này là Hoài Phố. Hoài Phố có nghĩa là “phố ở sông Hoài”. Sông Hoài chính là sông Thu Bồn, một con sông lớn của tỉnh Quảng Nam. Ở đây có hiện tượng đồng hóa: Ph của Phố đồng hóa H của Hoài thành Faifo và âm đệm [w] của Hoài biến mất vì trong tiếng Việt, âm môi – răng [f] không kết hợp với âm đệm tròn môi [w].
Trong từ điển cổ có dạng cổ của một số từ, giúp ta suy ra dạng hiện đại có thể là do hiện tượng đồng hóa:
Cớ trêu (ĐNQÂTV) > trớ trêu
Trong chẽo (ĐNQÂTV) > trong trẻo.
Chăn sóc (ĐNQÂTV) > săn sóc
Phỉ báng > bỉ báng. Xin đừng bỉ báng mẹ già không nên (MPXH c.1068).
y nguyên =>y nguybách kích pháo=>bích kích pháo
cà dái dê =>cà dế dêngoan ngõ (VBL)=>ngoan ngoãn
tan hoang =>tang hoangcây so đũa=>cây sua đũa,…
Ta suy ra:
chào mào< chốc màotúy luý
xăng tăng< chantageCôn Lôn< Cổ Lôn (GĐTTC)
l.3.Thanh điệu
câu kết=>cấu kếttự vẫn=>tự vận
nước miệng=>nước miếngkhăng khít=>khắng khít
phản ánh=>phản ảnhhoảng mang (HVTĐ)=>hoang mang
trú trì(HVTĐ) =>trù trì so đọ=> so đo
Tương tự, ta có thể suy ra:
lảo đảo< lạo đảoso đo< so đọ
nói mớ< nói mơlông mi
cũn cỡn
Trong Thiên Nam ngữ lục (câu 1880) có từ tổ bồ cóc, nghĩa là “con cóc”. Ngoài ra, nhiều từ tổ chỉ động vật mang từ bồ như bồ câu, bồ nông, bồ chao,… Vậy bồ có nghĩa là “con”. Mặt khác, trong VBL có cụm từ bồ nhin, mà nhin là dạng cổ của nhân (“người”), vậy bồ nhin là “con người”. Và bồ nhìn là dạng đồng hóa thanh điệu của bồ nhin.
Từ hiện tượng đồng hóa thanh điệu này, ta truy tìm được dạng gốc của một số địa danh.
Ở tỉnh Quảng Ngãi có bến đò nằm gần kho Tạm Thương (“kho tạm”) nên mang tên bến Tạm Thương. Ngày nay, Thương đã đồng hóa Tạm thành Tam Thương.
Ở gần tỉnh Điện Biên có đèo Phạ Đin. Phạ Đin là cụm từ trong tiếng Tày-Nùng, có nghĩa là “trời đất”. Do bị đồng hóa, Phạ Đin thành Pha Đin.
Trong đồng hóa thanh điệu, có cả đồng hóa theo hệ bổng trầm:
Bổng + trầm => trầm + trầm: sắc sỡ (VBL) => sặc sỡ.
Bổng + trầm => bổng + bổng: sững sốt => sửng sốt, viễn vông => viển vông, hớt hãi => hớt hải.
ễ oải => uể oải.
m.Dị hóa
Dị hóa là hiện tượng hai âm tố giống nhau nhưng đứng gần nhau, âm tố này làm cho âm tố kia khác với nó. Hiện tượng này cũng tác động ở cả ba thành tố âm đâu, vần và thanh điệu.
+Âm đầu tiếng trước
- : ngùi ngùi => bùi ngùi rời rời => bời rời
- : quanh quanh => loanh quanh quẩn quẩn => lẩn quẩn
- : máy máy => tháy máy lòi lòi => thòi lòi
- :vờn vờn => chờn vờn với với => chới với
- : mờ mờ => tờ mờ mù mù => tù mù,…
Trong thơ Nguyễn Trãi xuất hiện các từ khuâng khuâng, thê thê:
-Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng (bài 199)
-Cửa quyền biếng mặc áo thê thê (bài 109).
Như vậy, bâng khuâng, lê thê có dạng gốc là khuâng khuâng, thê thê.
Từ hiện tượng dị hóa, ta suy ra những trường hợp tương tự.
Trong VBL, có từ lần lần và từ dị hóa thần lần và cùng chỉ con thằn lằn. Trongtiếng Việt hiện đại, từ thằn lằn có hai nghĩa: 1. Con rắn mối (miền Bắc). 2. Thạch sùng (miền Nam). Hai vần –ân và –ăn thường có quan hệ chuyển đổi nên thằn lằn chỉ là dạng hiện đại của thần lần.
+Âm đầu tiếng sau
R: bịn rịn, kêu rêu, co ro, lác rác,…
- qua loa, khóc lóc, kể lể,
- lác đác, lổ đổ, êm đềm, ôm đồm,
Từ hiện tượng dị hóa này, ta suy ra bịn rịn cũng ở trong trường hợp tương tự vì bịn vốn có nghĩa “buộc vào; máng dây mà chịu”(ĐNQÂTV). Bịn và bện có lẽ chỉ là biến âm của nhau.
ắp ắp=> ăm ắpbịp bịp(TVANLT)=> bìm bịp
vút nút=> vun vútthoắt thoắt=> thoăn thoắt
vặc vặc=> vằng vặcbiếc biếc=> biêng biếc
chếch chếch=> chênh chếchthịch thịch=> thình thịch
Trong các từ tổ song tiết, một số có hai tiếng có vần tròn môi thì một tiếng bị dị hóa để dễ phát âm:
Bàu Hói=> Bà HóiBàu Môn=> Bà Môn
Bàu Hom=> Bà HomBàu Quẹo=> Bà Quẹo
ÔÛ ñaây coù naêm tröôøng hôïp chuùng toâi nghó cuõng neân xem laø dò hoaù vaàn.
Từ láy phấp phới được cấu tạo theo dạng X “âp” + XY, như mấp mô, ngập ngừng..., nhưng đã bị dị hoá thành phất phới. Có lẽ vì từ phấp phới có âm tiết trước tận cùng bằng phụ âm môi, vô thanh p đứng cạnh phụ âm tắc, môi, vô thanh ph của âm tiết sau nên cần dị hoá để dễ phát âm. Tại đây, ta có thể đặt câu hỏi: tại sao từ láy phập phồng lại không bị dị hoá thành phật phồng? Chúng ta có thể giải thích: trong từ phập phồng có hai âm chính khác hàng â và ô nên không cần dị hoá, còn phấp phới có hai âm chính cùng hàng, cùng loại, chỉ khác nhau ở trường độ ngắn - dài nên cần dị hoá.
Còn tại sao từ ghép sáp nhập lại bị dị hoá thành sát nhập? Có lẽ trong từ sáp nhập cả hai âm tiết đều tận cùng bằng phụ âm tắc, môi p lại có hai âm chính cùng hàng a và â nên cần dị hoá.
Tiếp theo là từ tổ bít tất. Bít tất vốn có nghĩa là “che kín đầu gối”, đồng nghĩa với từ tổ bít chân (VBL). Vì bít tận cùng bằng t và tất khởi đầu cũng bằng t nên bít tất đã bị dị hoá thành bí tất.
Tương tự, nam mô bị dị hoá thành na mô.
Sau cùng là từ tổ cốt trầu. Cốt tận cùng bằng t và trầu khởi đầu bằng tr. T và tr đều là phụ âm đầu lưỡi nên cốt trầu đã bị dị hoá thành cổ trầu.
nhỏ nhỏ => nho nhỏnhẹ nhẹ=>nhè nhẹ
lặng lặng=> lẳng lặngTrảo Trảo=> Trao Trảo (rạch)
n.Chơi chữ
n.1.Nói lái
Bật mí => bí mật;
Trên trời rớt xuống mà lại mau co (mo cau).
Nguyễn Y Vân – vẫn y nguyên; Vũ Như Cẩn – vẫn như cũ.
n.2.Mô phỏng
Cổ lỗ sĩ<= văn sĩ, lực sĩ;thực sĩ<= nhạc sĩ, thi sĩ.
Quái tử<= quý tử, công tử. quái xế <= tài xế.
n.3.Dịch nghĩa +nói lái:
Mộc tồn => cây còn => con cầy.
p.Kiêng cữ
p.1.Kiêng húy
Kiêng húy là tránh không được nói đến tên, danh hiệu của các bậc trưởng thượng như vua chúa, ông bà, thầy giáo,..theo qui định ngày xưa.
Các họ sau đây có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam vì tục kiêng húy:
Miền Bắc |
Kiêng húy |
Miền Nam |
|
chúa Nguyễn Phúc Chu |
|
|
chúa Nguyễn Hoàng |
|
|
chúa Vũ Vương |
|
Trong cuốn Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Ngô Đức Thọ có liệt kê 531 từ kiêng húy.
Khi gặp các từ kiêng húy, ta phải nói chệch hoặc viết bớt nét. Các từ kiêng húy phổ biến nhất là những từ sau đây:
Tên kiêng húy |
Họ tên nhân vật kiêng húy |
Từ bị nói chệch, tránh |
|
Nghĩa Vương (chúa Nguyễn Phúc Thái) |
|
|
Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) |
|
|
Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh |
|
|
Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị) |
Huê, Ba, Bông |
|
Miên Tông (vua Thiệu Trị) |
|
|
Phạm Thị Hằng (mẹ vua Tự Đức) |
Thường (Nga) |
|
Nguyễn Phúc Thì (vua Tự Đức) |
|
p.2.Đồng âm với từ tục
Những từ đồng âm với từ tục, người ta thường nói chệch đi hoặc không sử dụng, lâu ngày biến thành từ cổ.
Dái ngại => ái ngại; dái=> nhái (khôn cho người ta dái/nhái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương, chỉ tổ cho người ta ghét). Dái: sợ. Kính dái: sợ một cách tôn kính.
Ghe phen “nhiều phen”– ghe (âm vật).
q.In sai, viết sai
Một số địa danh bị ảnh hưởng của các ngôn ngữ Âu Tây nên bị sai lạc, không còn đúng nguyên dạng của tiếng Việt.
Địa danh Cồn Ngao ở Bến Tre bị ghi sai lạc thành Cung Hầu; địa danh Trấn Di biến thành Trần Đề/Tranh Đề. Ngày nay, Trần Đề trở thành tên một huyện của tỉnh Sóc Trăng.
Địa danh Chí Hòa ở Sài Gòn bị người Pháp ghi sai thành (đường) Ký Hòa, (hồ) Kỳ Hòa vì phụ âm H trong tiếng Pháp có nhiều trường hợp câm, nên H không đọc và biến C thành K. Tên thôn Mỹ Lại ở Quảng Ngãi (nơi diễn ra cuộc thảm sát 508 người dân vô tộicủa quân viễn chinh Mỹ năm 1968) bị báo chí Mỹ bỏ dấu thành My Lai và bị báo chí Sài Gòn đoán sai là Mỹ Lai.
Ca dao địa phương vùng này có câu:
Bao giờ bạch mã qua sông
Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu.
- Hán Việt hóa
Nhiều địa danh thuần Việt hoặc Việt cổ bị Hán Việt hóa nên ngữ âm sai lạc hẳn, khiến người đời sau, nếu không nghiên cứu, sẽ hiểu lầm.
Chèm => Từ Liêm, Gióng => Phù Đổng, Đồng Nai => Nông Nại, Sài Gòn => Sài Côn.
s. Việt hóa
Nhiều địa danh gốc Pháp bị Việt hóa nên chúng ta quên âm gốc của địa danh. Chẳng hạn, Baie Toulon, người Việt mô phỏng ngữ âm thành Bái Tử Long.Toulon vốn là thị xã của tỉnh Var (phía nam nước Pháp), được đem đặt cho một vịnh ở Bắc Bộ.
- Tây hóa
Tiếng Pháp có hệ thống ngữ âm khác tiếng Việt: không có dấu phụ trên các con chữ, không có thanh điệu, có phụ âm H câm,…Do đó khi đọc và viết tiếng Việt, nhất là địa danh, sẽ bị sai lạc.
Đất Hộ (nay là công viên Lê Văn Tám) là khu đất công thuộc một hộ ở Sài Gòn, bị người Pháp đọc và viết chệch thành Đa Kao (nay là tên phường ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).
Sông Lôi Giáng (nghĩa là “sấm sét đánh xuống”) bị bỏ dấu trong các văn bản, bản đồ thành Lôi Giang.
Thạnh Đa là vùng đất ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) bị bỏ dấu nên thành Thanh Đa.
Làng Cò là “làng có nhiều cò về đậu”bị bỏ dấu thanh thành Lăng Cô.
Thành phố Vinh vốn có tên cũ là trấn Vĩnh Doanh, sau nói rút gọn và bỏ dấu nên thành tên hiện nay.
- Hiện đại hóa các từ ngữ khó hiểu
Trong tiếng Hoa, có từ tổ chu tối, nghĩa là giáp năm. Người Việt nói chệch thành tôi tôi (cúng tôi tôi, ăn tôi tôi). Nhưng người Việt nghe từ tổ tôi tôi cũng không hiểu nghĩa là gì nên đọc chệch thành thôi nôi (nghĩa là “thôi nằm nôi”), dễ hiểu hơn. Nhiều người nghe, thấy có lý, thế là từ tổ này trở thành thông dụng.
Ở miền Nam, có tên cây sầu đâu, miền Bắc gọi là xoan. Sầu đâu là từ tiêp thu của người Khmer sođau. Nhưng nhiều người không hiểu điều đó và thấy về mùa đông cây này khô héo, lá rụng nhiều nên nói chệch thành sầu đông. Nhiều người thấy có lý nên chấp nhận sử dụng.
Hát bội là một từ tổ đồng nghĩa với hát tuồng. Nhưng bội là gì thì mỗi người giải thích một kiểu, chưa thật thuyết phục. Chúng tôi có bài viết trên Kiến thức ngày nay (số 158, 1-12-1994, tr. 44-46), muốn trình bày lại ý kiến ở đây. Bội là “nhà làm giả vì mê tín dành cho người chết” (VBL). Còn trong Việt Nam tự điển của Hội Khai trí tiến đức ghi rằng bội là điệu hát buồn dành cho người chết. Mục đích hát là để tưởng niệm người chết nên hát bội thiên về buồn thảm và hát bội đối lập với hát chèo, một loại hình thiên về trào lộng. Vì không hiểu nghĩa ban đầu của bội nên một số người nói chệch thành hát bộ và hiểu là kiểu hát ra bộ cho dễ hiểu. Thế là nhiều người sử dụng cả hai từ tổ.
3.Tóm lại, những hiện tượng mang tính quy luật này về ngữ âm giúp ích rất nhiều nếu ta sử dụng tốt. Do đó, đây là một công cụ đắc lực mà nghiên cứu từ nguyên không thể bỏ qua.
CHÚ THÍCH
Chữ viết tắt tên các tác phẩm có thí dụ được dẫn chứng:
CHỮ TĂT |
TÊN TÁC PHẨM |
|
Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm |
|
Địa danh học Việt Nam của Lê Trung Hoa |
|
Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của |
|
Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức |
|
Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh |
|
Mã Phụng Xuân Hương (trong Vương Lộc, TĐTC) |
|
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn |
|
Từ điển tiếng Việt của Văn Tân (cb) |
|
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (cb) |
|
Tự vị An Nam – La ting của Pigneaux de Béhaine |
|
Việt Bồ La của A. de Rhodes |
|
Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ |
|
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức. |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-Béhaine, P. P. de, Tự vị An Nam-Latinh (Dictionarium Anamitico-Latinum, 1772-1773), Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, Nxb Trẻ, TP.HCM, 1999.
2-Hoàng Phê (cb), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, 2000.
3-Hoàng Văn Ma, Về địa danh vùng Tày Nùng, trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2002, tr 202-213.
4-Hoàng Văn Ma, Vũ Bá Hùng, Tiếng Pu Péo, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992.
5-Hồ Lê, Từ Nam Á trong tiếng Việt, trong “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam”, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992.
6-Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896.
7-Lê Ngọc Trụ,
- Việt ngữ chánh tả tự vị, Thanh tân, Sài Gòn, 1960.
- Tầm nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
8-Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977.
-Lê Trung Hoa,
-
Địa danh học Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2006.
-
Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2013.
9-Lê Văn Đức, Tự điển Việt Nam, Khai trí, SG, 1970.
10-Ngô Đức Thọ, Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1997.
11-Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb Địa học Sư phạm, Hà Nội, 2003.
12-Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện, Từ điển từ Việt cổ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001.
13-Văn Tân (cb), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1967.
14-Vương Lộc, Từ điển từ cổ, Nxb Đà Nẵng, 2001.
15-Vương Toàn, Từ gốc Pháp trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992.
(Nguồn: Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tháng 7-2015, tr. 14-30).
THE PHENOMENA OF PHONOLOGICAL RULES
USED TO IDENTIFY ETYMOLOGY
To identify the origin of the words, we can use the phenomena of the following rules: sound internalization, sound ellipsis, sound loss, sound bias, epenthesis, contagion, sound borrowing, sound change, syllabification, phonetic change, assimilation, dissimilation, paronomasia, taboos, errors, Sino-Vietnamese imitation, Vietnamese imitation, westernization and modernizing jargons. These phenomena are important in etymology.
Keywords: sound internalization, sound ellipsis, sound loss, sound bias, epenthesis, contagion, sound borrowing, sound change, syllabification, phonetic change, assimilation, dissimilation, paronomasia, taboos, errors, Sino-Vietnamese imitation, Vietnamese imitation, westernization and modernizing jargons, etc.