duy tâm luận | dt. Luận-thuyết cho rằng chỉ có tinh-thần là thực-tại, mọi hiện-tượng trong vũ-trụ đều là sự hiển-hiện của thực-tại ấy, tức do tâm mà phát-hiện ra. |
duy tâm luận | dt. Chủ nghĩa duy tâm. |
duy tâm luận | (triết) dt. Học-thuyết chối cãi sự thực-tại bên ngoài, chỉ có tâm là thực-tại, và tất cả các hiện-tượng trong vũ-trụ đều do tâm mà phát hiện ra. Tâm là gì? Tâm là cái cõi, cái giới nẩy ra những ý-niệm (xt. ý-niệm). Kẻ theo thuyết duy-tâm cho rằng sự vật bên ngoài đều do ở tâm, ở ý-niệm mà ra cả , họ chối cãi rằng giữa sự-vật, giữa nhân-loại và tạo-hoá không có một dây liên-quan gì cả. Tất cả các dây liên-quan đều do tâm, đều do ý-niệm mà ra cả. Nhưng kẻ theo thuyết ấy không giải rõ ý-niệm từ đâu mà có, từ đâu mà đi. Như vậy, ý-niệm riêng nó cũng đứng luôn trong phạm vi ý-niệm là ý-niệm, và hoàn-toàn căn-cứ trên một giới siêu-nhiên, một giới trừu-tượng, cái giới tâm. Sau hết, từ cái tâm sinh ra ý-niệm cuối cùng để nẩy ra ý-niệm, người ta chỉ có thể vừa giảng-giải vừa kết-luận ở trong cái Ý-niệm Thượng-đế mà thôi: Những kẻ theo thuyết ấy cũng không có gì đáng lấy làm lạ. Khi chối cãi những sự vật bên ngoài, tất cả những sự tương-phản, mâu thuẫn thường xuyên trong vũ-trụ, người ta chỉ cần phải giảng giải một cách rất giản-dị là mọi việc ấy đều từ tâm mình, đều từ ý-niệm của mình mà ra, chớ thực-tế thì không có và không có một dây liên quan gì giữa các mâu thuẫn ấy. Giữa giàu sang và nghèo hèn, giữa hoà-bình và chiến tranh, thiệt ra thì chỉ có cái ý-niệm giàu sang, hay ý-niệm nghèo-hèn hay ý-niệm chiến tranh mà thôi. Và khi đã không thể giảng giải nổi ý-niệm ấy, chỉ có một cách cầu cứu cuối cùng là Thượng-Đế. Ý-niệm Thượng-đế làm ra vạn vật, vạn vật ấy cũng tuỳ theo Thượng-đế mà thay đổi, mà tương-phản. |
Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn. Nó cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Từ điển là sách công cụ, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để tra cứu, vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm cần tìm.
“Từ điển tiếng Việt” là từ điển giải thích tiếng Việt; là loại sách tra cứu cung cấp thông tin về các từ ngữ, từ điển có chức năng xã hội rất rộng. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp, học tập tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, góp phần chuẩn hóa ngôn ngữ cũng như công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, từ điển còn giúp mở rộng hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm.
Từ điển cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển của văn hóa, giáo dục, đối với việc nâng cao dân trí, đối với sự phát triển của bản thân ngôn ngữ và việc mở rộng giao lưu giữa những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Cần phải quảng bá, phổ biến để dân biết lựa chọn những cuốn từ điển có chất lượng, dần tạo thành thói quen tra cứu từ điển của mọi người. Từ đó mới phát huy vai trò của từ điển trong sử dụng ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Các cuốn từ điển tra cứu ở đây, được tham khảo từ các nguồn từ điển:
* Từ điển - Lê Văn Đức.
* Từ tham khảo:
- duy tân
- duy tha
- duy thần
- duy trì
- duy vật
- duy vật luận