cợt | đt. Trêu, cà-rỡn, chọc-phá, khuấy chơi, đùa cho vui, nhiều khi làm khổ người: Bỡn cợt, đùa cợt, giễu cợt, trêu cợt; Những là cười phấn cợt son; Cái phong-ba khéo cợt phường lợi danh. (CD, K.) |
cợt | - đgt. Đùa bỡn: Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (Cung oán ngâm khúc). |
cợt | đgt. Đùa bỡn: Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (Cung oán ngâm khúc). |
cợt | đgt, trgt Trêu ghẹo: Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (CgO): Nói bỡn mà chơi, nói cợt mà chơi, vợ chồng như nén vàng đôi trong nhà (cd). |
cợt | đt. Trêu ghẹo, đùa bởn: Những là cười phấn cợt son (Ng. Du) Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (Ng. gia. Thiều) |
cợt | đg. Trêu ghẹo: Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh (CgO). |
cợt | Trêu ghẹo, đùa bỡn: Ông tơ diễu cợt chi nhau (K). Văn-liệu: Nói bỡn mà chơi, nói cợt mà chơi, vợ chồng như nén vàng đôi trong nhà. Những là cười phấn cợt son (K). Cái phong-ba khéo cợt phường lợi-danh (C-o). |
Anh không thấy người ta vẫn bảo hoa nhài là một bông hoa đĩ , vì hoa chỉ nở ban đêm , thế mà đời em em nói ra cũng không hổ thẹn là đời một gái giang hồ... Rồi nửa buồn rầu , nửa đùa cợt , Tuyết cất tiếng hát : ...Ngẫm xem hoa ấy thân này... Tuyết đặt đàn , ngồi sát lại gần Sinh : Anh muốn hay không là tùy ý anh , nhưng em thì em cho đời em với đời hoa nhài có liên lạc với nhau. |
Tôi phải cái tội hay đùa cợt , không lúc nào đứng đắn , nghiêm trang được. |
Hơn nữa làm gì chẳng gặp bọn công tử bột trêu ghẹo cợt nhả ! Phải , cái đó là thường. |
Văn có ý tức giận : Lại phường công tử bột ! Chà ! Thưa anh , những hạng người ấy ngày nào mà tôi không gặp ! Cứ thấy gái là họ híp mắt lại rồi buông những lời cợt nhả. |
Hai người liền đổi thái độ , ân cần trịnh trọng hỏi Liên : Xin lỗi chị , chúng tôi cợt nhả như thế thật là bất nhã. |
Liên nói vậy cho xong chuyện để khỏi phải thuật lại lúc nàng bị mấy người bạn học của chồng bỡn cợt ra sao trước khi cho biết sự thật. |
* Từ tham khảo:
- cợt lợt
- cợt nguyệt cười hoa
- cợt nhả
- cợt nhợt
- Cr
- cra-vat