tượng hình | dt. Lối chữ Hán nhái theo hình-dáng đồ vật: Chữ "mã" giống con ngựa, chữ "điền" giống thửa ruộng, v.v... đều là lối chữ tượng-hình. |
tượng hình | - đg. 1 (id.). Hình thành một cách cụ thể. 2 (Từ) có tác dụng gợi lên những hình ảnh, dáng điệu, dáng vẻ cụ thể. "Lung linh", "nguây nguẩy", "nem nép" là những từ tượng hình trong tiếng Việt. 3 Có những nét mô phỏng theo hình dáng sự vật (một kiểu cấu tạo chữ viết). Chữ Ai Cập cổ là một thứ chữ tượng hình. Phép tượng hình trong chữ Hán. |
tượng hình | đgt. 1. Phỏng theo hình ảnh, dáng vẻ của sự vật: chữ tượng hình. 2. Gợi lên hình ảnh làm liên tưởng tới sự vật cụ thể: các từ tượng hình o "Lom khom", "gập ghềnh"... là những từ tượng hình. |
tượng hình | tt (H. tượng: hình dạng; hình: vẻ ngoài) 1. Nói thứ chữ theo hình dạng của sự vật: Chữ cổ Ai-cập là một thứ chữ tượng hình 2. Nói những từ gợi hình ảnh: Trong thơ Nguyễn Du có nhiều từ tượng hình. |
tượng hình | tt. Nói về thứ chữ dựa theo hình sự-vật mà viết thành. || Lối viết chữ tượng-hình (tượng-hình tự). |
tượng hình | .- t. Nói chữ viết theo hình dáng sự vật mà đặt ra như chữ Hán, chữ cổ đại Ai Cập |
tượng hình | Lối chữ, theo hình-tượng của các vật. |
Tương lai chàng tưởng tượng hình dung ra một con đường vạch giữa bãi cát trắng , mông mênh trơ trụi và đưa chàng đến một nơi vô định mịt mù. |
Bầu non bí mới tượng hình Anh trai tơ mới lớn , ngộ kì tình gặp em. |
Chúng tôi đi qua những dòng chữ tượng hình chim , thú , người trên tường. |
Tuy nhiên quảng cáo bằng tiếng rao thực sự là hiếm , độc đáo bởi nó có âm điệu lại có tính tượng hình , tượng thanh gây tò mò. |
Mỗi lần đau đớn chôn xuống bìa rừng giọt máu chưa kịp tượng hình là một lần Sa lại tự dằn vặt mình. |
Cô dịu dàng đặt bàn tay lên bụng , cảm nhận mầm sống đang tượng hình. |
* Từ tham khảo:
- tượng trưng
- tướp
- tướp
- tướt
- tướt
- tướt