thôi | dt. Chặp, hồi, tràng, đoạn, tiếng chỉ một khoảng thì giờ dài hay một khoảng đường dài, không gián-đoạn: Nói cho một thôi, đi một thôi không nghỉ. |
thôi | đt. Dứt, bỏ nhau, không chung cùng nhau nữa: Chủ thôi người làm; vợ chồng thôi nhau; Ví dầu tình bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra (CD) // trt. Đành vậy: Thế thôi; Không thương nhau nữa thì thôi, Có gì mà phải đập nồi xán mâm?(CD). // tht. Tiếng bảo ngưng lại, dứt đi: Thôi! Đủ rồi; thôi! đừng nói nữa. // Ôi thôi nói thúc, tiếng than thất vọng: Buồn riêng thôi lại tủi thầm, Một duyên, hai nợ, ba lầm lấy nhau (CD). |
thôi | dt. Miếng vải gai phủ phần trên áo tang: Ty-thôi, áo trảm-thôi. |
thôi | đt. Hối, thúc tới, giục giã: Giấy thôi, phiếu thôi, tờ thôi, trát thôi. |
thôi | đt. Đẩy tới. |
thôi | - I. đg. Ngừng hẳn lại, đình chỉ : Thôi việc ; Nghịch dại, bảo mãi không thôi. II. th. Từ hô bảo ngừng lại : Thôi ! im ngay ! .III. ph. 1. Không quá thể, không có gì hơn nữa : Hai người thôi cũng đủ ; Chỉ cần sức học lớp năm thôi ; Mới đến hôm qua thôi. 2. Từ diễn ý thất vọng, có nghĩa "thế là hết" : Thôi còn chi nữa mà mong (K) . 3. Rồi sau, sau đó : Tôi đã biết tính chồng tôi, Cơm no thì nước, nước thôi lại trầu (cd). - d. 1. Quãng đường dài : Chạy một thôi mới đuổi kịp. 2. Hơi lâu: Mắng một thôi. - đg. Nói màu lan ra khi bị ẩm hay ướt : Cái khăn thôi đen cả chậu nước. - t. Nói the lụa dài ra vì đã dùng lâu : áo the thôi đến một gấu. |
thôi | dt. Khoảng thời gian tương đối dài, liên tục diễn ra hoạt động gì: nói một thôi o Tát vài thôi là nước xâm xấp chân ruộng. |
thôi | I. đgt. 1. Ngừng hẳn, không còn tiếp tục làm việc gì đó nữa: Cháu đã thôi bú o thôi chức chủ tịch xã o làm cho xong mới thôi. 2. Cũng không sao, coi như không hề gì, không có gì phải nói nữa: không thích thì thôi. II. trt. 1. Từ nhấn mạnh sự hạn chế về phạm vi, mức độ vừa được nói đến: chỉ nói chừng ấy thôi o Chỉ vài ngày thôi, mọi việc đâu lại vào đấy. 2. Từ nhấn mạnh sự khẳng định để thuyết phục người đối thoại khỏi phải băn khoăn nhiều: Sớm muộn gì cũng giải quyết dứt điểm chuyện này thôi. 3.Từ nhấn mạnh sự miễn cưỡng phải chấp nhận điều gì đó, vì khó có thể thay đổi được: Đành vậy thôi o Tôi cũng phải làm như thế thôi. III. tht. 1 Từ biểu thị sự nuối tiếc vì có điều không hay xảy ra: Thôi, thế là hết o Thôi! chẳng thể làm được gì nữa. 2. Từ biểu thị ý can ngăn, không muốn để xảy ra hoặc tiếp tục việc gì đó: thôi, đừng khóc nữa! |
thôi | đgt. 1. Lan sang, nhuốm màu thuốc nhuộm sang vật khác khi bị ẩm ướt: Phẩm nhuộm thôi ra tay o Quần nhuộm xanh thôi ra áo trắng do ngâm chung chậu. 2. (Áo quần) chảy sệ xuống dãn ra: Chiếc áo mới may mà thôi dài ra. |
thôi | Thúc giục: thôi miên o thôi thúc o thôi tra. |
thôi | Đẩy: thôi sơn o thôi xao. |
thôi | dt 1. Quãng đường dài: Đi một thôi đường học một sàng khôn (tng) 2. Hồi lâu: Về nhà bị mẹ mắng một thôi; Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi (K). |
thôi | đgt 1. Ngừng hẳn lại; Không tiếp tục nữa: Thôi việc; Kiếp phong trần biết bao giờ là thôi (K) 2. Không cần nữa; Không thiết nữa: Thà rằng chẳng biết thì thôi (cd) 3. Xong: Tiệc thôi, ai nấy cùng về (BNT). trgt Không quá thế, Không hơn nữa: Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi (K); Hai người thôi cũng đủ. tht Từ cho biết không cần thêm: Thôi! Thế là đủ rồi!. trt Từ đặt cuối câu tỏ ý được rồi, đủ rồi: Rồi thế nào bà cũng thông thôi (NgTuân); Tôi chỉ cần một nghìn bạc thôi. |
thôi | đgt Nói màu lan ra khi bị ẩm hay ướt: Vì có mồ hôi, màu xanh của áo trong thôi ra áo ngoài. |
thôi | đgt Nói tơ lụa chảy dài xuống: Cái áo the đã thôi ra một gấu. |
thôi | dt. Đỗi, hồi: Đi một thôi đàng, học một sàng khôn (T.ng). |
thôi | 1. đt. Nghỉ, dừng lại: Thôi học. 2. trt. Tiếng dùng để nói dừng lại, vừa rồi: Thôi! Đừng nói nữa. || Thôi mà, thôi vậy. 3. trt. Vừa đủ, chừng ấy chớ không thêm nữa: Năm đồng thôi. Ba phần thôi. || Một lát thôi. |
thôi | (khd) Thúc-giục: Thôi-thúc. |
thôi | (khd) Đẩy. |
thôi | (khd) Đồ tang-phục. |
thôi | 1. Dừng lại, nghỉ: Nó thôi làm việc đã lâu. Hai nước thôi đánh nhau rồi. Văn-liệu: Thôi thì mặt khuất chẳng thà lòng đau (K). Lỗi thề, thôi đã phủ-phàng với hoa (K). Thôi-thôi vốn-liếng đi đời nhà ma! (K). Thôi thì gác hiếu với tình một bên (Nh-đ-m). áo rách vẫn giữ lấy tràng, Đủ đóng, đủ góp với làng thì thôi (C-d). 2. Khỏi, hết: Bệnh chưa thôi. 3. Tiếng trợ-từ dùng ở đầu câu, để tỏ ý là đủ rồi, chán rồi, hết rồi, không có gì mà mong nữa: Thôi, không nói nữa! Thôi, còn chi nữa mà mong! Thôi thì ta cũng liều cho xong!. |
thôi | Đỗi, hồi, chặp: Đi một thôi đường. Mắng cho một thôi, một hồi Văn-liệu: Đi một thôi đường, học một sàng khôn (T-ng). |
thôi | I. Nói về các màu bị nước mà dã ra, dây ra: Cầm cái khăn đỏ ướt thôi ra tay. II. Nói về cái quần chảy dài xuống: Cái áo trước cắt vừa, sau thôi ra dài quá. |
thôi | Thúc-giục: Thôi-thúc. Trát quan thôi dân lên hầu. |
thôi | Đẩy (không dùng một mình). |
Bà Thân cũng cười một tràng dài : Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi. |
thôi chỗ bạn già cả , mình còn gần gụi nhau lúc nào được lúc ấy. |
thôi thì cụ cũng nên tìm lời khuyên bảo cô ấy. |
Bà Tuân bỗng nhớ ra mình ngồi đã khá lâu , vội vàng cầm thêm miếng trầu , đứng dậy : thôi xin vô phép cụ để khi khác. |
thôi, chỗ bạn già , cụ bỏ quá , thế mới quý. |
Chẳng qua khi cháu về nhà , của chồng tức là của cháu chứ , cụ lấy gọi là một ít để làm vì tthôi. |
* Từ tham khảo:
- thôi chanh
- thôi chanh lá mỏng
- thôi chanh lá tiêu huyền
- thôi chanh lá xôn
- thôi chay thì thầy đi đất
- thôi hoang