nhân dịp | trt. Sẵn dịp, luôn trong dịp: Nhân dịp xuân về, tôi xin chúc ông được nhiều may-mắn. |
nhân dịp | - k. Từ biểu thị điều sắp nêu ra là lí do, điều kiện khách quan thuận tiện để làm một việc nào đó. Chúc mừng nhân dịp năm mới. |
nhân dịp | lt. Tiện dịp, dịp có nguyên do: Nhân dịp công tác ở xã nhà, ghé vào thăm hai bác o chúc mừng thầy cô giáo nhân dịp lễ hiến chương các nhà giáo. |
nhân dịp | lt Vì tiện lúc thuận lợi: Nhân dịp đi công tác qua, vào thăm người bạn cũ. |
nhân dịp | trt. Theo dịp. |
Mợ phán trong nhà nnhân dịpđó quát tháo cho hả giận : Con bé , mày nói cái gì ? Mày chửi thầm tao đấy phải không ? Tao đưa bánh xà phòng cho mày , tao dặn mày rằng xát vừa vừa chứ mà mày cũng kiếm chuyện với tao à ? Con này bây giờ lên nước với bà. |
nhân dịpđó , nàng cũng muốn nũng nịu cùng chồng , tỏ lòng yêu dấu chồng , rồi nói với chồng một đôi lời. |
Cái kiếp mày là phải như thế cho đến lúc xuống lỗ kia mà... Mợ phán vừa nói đến đó , thấy Trác đặt đứa con xuống đất , mợ bèn nhân dịp chạy xổ lại tát và đấm nó luôn mấy cái , và quát tháo : Cái con mẹ mày bây giờ đanh đá lắm đấy ! Nhớn mau lên mà dạy mẹ mày , kẻo chết với bà sớm ! Thằng Quý lại nức nở khóc. |
Trương náo nức như người thành công một việc ước định đã lâu , chàng nghĩ thầm : Không nhân dịp này thì không bao giờ nữa. |
Chàng nhận thấy việc ấy vì ngầm ý của chàng là muốn nhân dịp gặp Nhan. |
Mãi đến lúc ăn cơm , nhân dịp nói đến tên cụ thượng Đặng , bà Hai mới ngỏ lời nửa đùa nửa thật , hỏi Dũng về việc Khánh : Bao giờ cưới để tôi mừng ? Dũng nói : Cưới ai cơ ạ ? Cô con cụ thượng chứ còn ai nữa. |
* Từ tham khảo:
- nhân duyên
- nhân duyên
- nhân đa khẩu tạp
- nhân đạo
- nhân đạo chủ nghĩa
- nhân định thắng thiên