miệng | dt. C/g. Mồm, bộ-phận ở mặt dùng ăn và nói: Ra miệng, rơ miệng, súc miệng, vả miệng; Đàn ông rộng miệng thì sang, Đàn-bà rộng miệng tan-hoang cửa nhà (CD). // (R) Chỗ mở ra: Ghẻ làm miệng // Vành lỗ: Miệng bình, miệng giếng; Kiến bò miệng chén bao lâu, Phù-du lướt gió ruồi bu miệng hùm (CD). |
miệng | - dt 1. Bộ phận ở mặt người dùng để ăn và để nói: ăn ngon miệng; Há miệng chờ ho (tng); Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (tng); Chỉ nỏ miệng thôi. 2. Người thường xuyên ăn trong một gia đình: Một người cha phải nuôi sáu miệng. 3. Chỗ mở ra ngoài của một đồ vật có chiều sâu: Miệng lọ; Kiến trong miệng chén có bò đi đâu; Miệng chai. 4. Phần mở ra của một chỗ hõm trong tự nhiên: Miệng giếng; Miệng núi lửa. - trgt Qua lời nói chứ không qua chữ viết: Nói ; Nhắn miệng; Trao đổi miệng; Trả lời miệng. |
miệng | dt. 1. Bộ phận hình lỗ trên mặt người và động vật, dùng để ăn uống, kêu hót: há miệng ra o Đàn ông rộng miệng thì tài, Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (tng). 2. Miệng người biểu trưng cho sự ăn uống nói năng: ai nói gì cũng ngậm miệng o trả nợ miệng o bé miệng một tí. 3. Lời nói trực tiếp chứ không phải viết: dịch miệng o trao đổi miệng o kiểm tra miệng. 4. Phần trên cùng chỗ thông ra ngoài của vật có chiều sâu: miệng giếng o miệng cốc. |
miệng | dt 1. Bộ phận ở mặt người dùng để ăn và để nói: ăn ngon miệng; Há miệng chờ ho (tng); Đàn ông rộng miệng thì tài, đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (tng); Chỉ nỏ miệng thôi. 2. Người thường xuyên ăn trong một gia đình: Một người cha phải nuôi sáu miệng. 3. Chỗ mở ra ngoài của một đồ vật có chiều sâu: Miệng lọ; Kiến trong miệng chén có bò đi đâu; Miệng chai. 4. Phần mở ra của một chỗ hõm trong tự nhiên: Miệng giếng; Miệng núi lửa. trgt Qua lời nói chứ không qua chữ viết: Nói miệng; Nhắn miệng; Trao đổi miệng; Trả lời miệng. |
miệng | dt. 1. Bộ phận dùng để ăn ở người, ở thú vật; Ai uốn câu cho vừa miệng cá. Bạc đâu ra miệng mà mong được, Tiền chửa vào tay đã hết rồi (T.Xương) // Miệng sư-tử. Hôn ở miệng. 2. Ngr. Chỗ mở ra ngoài của một đồ vật gì: Miệng bình bịt kín ai hay (Nh.đ.Mai) Kiến trong miệng chén có bò đi đâu (Ng.Du) // Miệng núi lửa. Miệng cống. 3. Người ăn: Miệng ăn thì có miệng làm thì không. // Năm đồng mỗi miệng ăn. 4. Về miệng, về lời: Hạch miệng. // Giao miệng. Ra miệng. |
miệng | .- d. 1. Bộ phận hình lỗ ở phía dưới của mặt người, giới hạn bằng hai môi ở phía trước, chứa lưỡi và hai hàm răng, thông ở phía sau với bọ máy tiêu hoá và các đường hô hấp. 2. Người có phần ăn thường xuyên trong một gia đình: Một mình làm nuôi năm miệng. 3. Cửa thông vào một vật: Miệng giếng; Miệng núi lửa. |
miệng | 1. Bộ-phận ở mặt dùng để ăn, để nói: Ăn ngon miệng. Đồ ăn tráng miệng. Nghĩa rộng: chỗ mở ra ngoài của một đồ vật gì: Miệng lọ, miệng chén. Văn-liệu: Há miệng mắc quai. Há miệng chờ ho. Ai uốn câu cho vừa miệng cá. Miệng kẻ sang có gang có thép. Miệng còn thèm lại có nem thết khách. Đàn ông rộng miệng thì tài, Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng (C-d). Kiến trong miệng chén có bò đi đâu (K). Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này (K). Miệng bình bịt kín ai hay (Nh-đ-m). Miệng thơn-thớt, dạ ớt ngâm. Miệng nhà giàu nói đâu ra đấy (T-ng). 2. Đầu người: Một người làm nuôi mấy miệng. |
Bà Thân một tay khoen mmiệnglọ tựa chiếc phễu con , rồi từ từ đổ đỗ vào lọ. |
Bà lấy chiếc nút cuộn bằng lá chuối khô bọc một lần rơm , đút thực kín mmiệnglọ rồi thì thào : " Chặt đến thế rồi cũng có mọt được thì chẳng hiểu làm saọ " Bà đứng dậy xách lọ đỗ cất đi. |
Nói đến đấy , mợ phán gọi thằng nhỏ sai lấy chén nước súc mmiệng, rồi ngồi hẳn xuống giường , bảo tiếp : Mà có bận rộn đã có thằng nhỏ giúp thêm. |
Thằng nhỏ mang chén nước vào , bà sùng sục súc mmiệngxong , nhổ toẹt trên thềm nhà , uống hết chỗ nước còn lại rồi lại nói : Mà phải cần có lễ phép , ăn nói cho nhu mì chín chắn , kẻo có ai vào người ta cười dại mặt. |
Trước kia , một đôi khi cậu cũng mắng bảo mợ phán nhưng nay có khó chịu , cậu cũng phải ngậm mmiệng, nói ra lại e vợ ngờ vực là có ý bênh vực vợ bé. |
Mợ phán mắng át ngay : Câm miệng con kia , đứng có láo ! Tao nói chuyện với mày đấy à ? Rồi mợ lại nhìn nhà bà cụ hàng xóm ngọt ngào : Khổ lắm , cụ ạ. |
* Từ tham khảo:
- miệng ai tai nấy
- miệng ăn
- miệng ăn núi lở
- miệng bà đồng như lồng chim khướu
- miệng bồ tát, bụng bồ dao găm
- miệng bồ tát, dạ ớt ngâm