hư không | tt. Không đâu, khống, không có chi hết: Cõi hư-không, câu chuyện hư-không. |
hư không | - Không có thực : Hư không đặt để nên lời (K). |
hư không | tt. Hoàn toàn không có sự thật, không có gì cả: Hư không đặt dể nên lời (Truyện Kiều). |
hư không | tt (H. không: không) Không có thực: Bịa đặt những chuyện hư không. trgt Bỗng không: Thoa này bắt được hư không, biết đâu Hợp-phố mà mong châu về (K). |
hư không | dt. Trống không: Con người sau khi chết sẽ rơi vào hư không? // Tuyệt không. |
hư không | .- Không có thực: Hư không đặt để nên lời (K). |
hư không | Không có gì: Hư-không đặt để nên lời (K). |
Họ đi... đi xa chốn hư không tịch mịch , không đoái nhìn lại , đăm đăm như theo một tiếng gọi khác réo rắt hơn ở tận phía trước xa xa đưa đến : tiếng gọi của đời tục luỵ , đời ân ái. |
Lá cây rung động , ngọi khói thướt tha , bông lúa sột soạt , như cảm tiếng gọi của Mâu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch. |
Nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà , với lại , trừ phi là cô gái hư không kể , còn ai ở địa vị nàng cũng phải tảo tần buôn bán như thế. |
Bao nhiêu bài thơ thù phụng của bọn văn nô biến thành hư không , cái còn lại vẫn là tình người và những vần thơ xuất từ cái tâm người , những cái đó cũng như “bể ái nguồn ân” không bao giờ vơi cạn. |
1049 Xung : nghĩa là sâu , là hư không ; xung điển : là chỉ chung các kinh điển của Đạo giáo. |
Thực hư không rõ. |
* Từ tham khảo:
- hư lạc
- hư lao
- hư lí
- hư lị
- hư lung
- hư mạch