dạng | dt. Dáng trông xa, không rõ lắm: Thấy dạng em ngồi còn nhỏ anh thương (CD). // Nh. Dáng: ẩn dạng, giả dạng, tăm-dạng. |
dạng | - 1. Hình thể, kích cỡ bên ngoài, dựa vào đó để phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng: cùng một loại thuốc có các dạng khác nhau dạng thức biến dạng bộ dạng cải dạng dị dạng đa dạng đồng dạng hình dạng nguyên dạng thể dạng tự dạng. 2. Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị những mối quan hệ khác nhau giữa chủ thể và khách thể của hành động: dạng bị động. |
dạng | 1. Hình thể, kích cỡ bên ngoài, dựa vào đó để phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng: cùng một loại thuốc có các dạng khác nhau o dạng thức o biến dạng o bộ dạng o cải dạng o dị dạng o đa dạng o đồng dạng c hình dạng o nguyên dạng o thể dạng o tự dạng. 2. Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị những mối quan hệ khác nhau giữa chủ thể và khách thể của hành động: dạng bị động. |
dạng | dt 1. Sự thể hiện của một chất, một cách thức, một khái niệm: Cơ thể tiếp thụ đường dưới dạng glu-cô; Các dạng của năng lượng; Một định luật vật lí được biểu thị dưới dạng một công thức toán học 2. Hình thức: Chữ học ngày xưa quên hết dạng (NgTrãi) 3. Bề ngoài: Khen ai khéo đúc chuông chì, dạng thì có dạng, đánh thì không kêu (cd). |
dạng | dt. Hình thể ngoài: Dạng vuông, dạng méo. // Dạng của một hình. Dạng tinh-thể. Dị-dạng. |
dạng | d. Cách thể hiện của một sự việc, một hành động, một khái niệm: Các dạng của năng lượng; Cơ thể tiếp thụ đường dưới dạng glu-cô; Biểu thị một định luật vật lí dưới dạng một công thức toán học. |
dạng | Hình thể (cũng như nghĩa dáng). Làm giả dạng. Văn-liệu: Làm quan có dạng, làm dáng có hình. |
Nàng còn nhớ cả bộ ddạng, giọng nói yêu thương của mẹ nữa... Khi đã dặn dò Trác đủ điều , mợ phán đi ra nhà ngoài. |
Lan có vẻ ngẫm nghĩ , rồi đột nhiên hỏi Ngọc : Đời nay có thể có bậc Quan Âm Thị Kính không nhỉ ? Ngọc ngơ ngác hỏi lại : Thị Kính là ai thế , chú ? Lan mỉm cười : Vậy ra về đạo Phật ông kém cỏi lắm nhỉ ? Thế mà muốn đi tu sao được ! Bà Thị Kính tức Quan Âm , là một người Triều Tiên cải dạng nam trang để xuất gia đầu Phật... Chắc nay trong đám phụ nữ chả ai có gan dám cải dạng như thế. |
Nhưng chàng công tủ vẫn đứng trước mặt cô và đối với cô , chàng không có chút gì là tỏ ra bộ dạng lẳng lơ , bỡn cợt , chàng lại gần se sẽ hỏi : Thưa cô , cô có phải là cô Mai , con cụ Tú Ninh Bắc không ? Mai ngước mắt lên nhìn rồi hỏi : Thưa ông , sao ông biết tôi ? Chàng kia cười : Thế ra cô quen tôi rồi ? Tôi là Lộc... Mai vui mừng hỏi : Cậu Lộc , con quan Huyện Kim Anh ? Vâng , chính tôi là Lộc. |
Tôi nhận thấy thầy u chị vẻ mặt không được tươi như lúc đến ; bấy giờ hai tay bỏ không , lễ vật chắc đã được bà Cả nhận cho rồi bộ dạng buồn rầu và thất vọng. |
BK Ai đi đằng ấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Tìm em như thể tìm chim Chim ăn bể bắc , đi tìm bể nam Ai về đường ấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm Tìm em như thể tìm chim Chim ăn bể bắc , đi tìm bể nam Ai đi giống dạng anh đi Giống chân anh bước , ruột em thì quặn đau Ai đi ngoài ngõ ào ào Hay là ông tượng đạp rào ổng vô. |
Ai làm Ngưu Chức đôi đàng Để cho quân tử đa mang nặng tình Thuyền quyên lấp ló dạng hình Em đành chẳng chịu gởi mình cho anh Trách ai nỡ phụ lòng thành Đêm nằm thổn thức tam canh ưu sầu Ai làm ra cuộc biển dâu Gối luông chẳng đặng giao đầu từ đây. |
* Từ tham khảo:
- dạng địa hình
- dạng động vật
- dạng hình
- dạng hoá hợp
- dạng lưỡng tính
- dạng sinh thái