của | bt. Thuộc về, tiếng chỉ chủ món vật: Nước của dân, dân của nước; Tới đây phân-cách đôi đàng, Của anh anh xách của nàng nàng bưng (CD). |
của | dt. Tài-sản, sản-nghiệp, tất-cả tiền-bạc, đồ-vật do một người hay một kiếng họ làm chủ: ỷ của, cậy của, lắm của, tiếc của; Lấy của che thân, ai lấy thân che của; Của tào thì đổ âm-ty, Mấy đời con đĩ làm gì nên thân; Miếng trầu của đấng mấy mươi, Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng (CD). |
của | - 1 dt. 1. Mọi thứ do con người làm ra như tiền bạc, tài sản, đồ đạc...: Người làm ra của, của không làm ra người (tng.) phải biết tiếc của. 2. Cái ăn với đặc tính riêng: thích của ngọt của chua. 3. Người hoặc vật thuộc hạng đáng xem thường: Rước cái của ấy về chỉ tổ phá nhà! - 2 lt. 1. Từ biểu thị quan hệ sở thuộc giữa chính thể với bộ phận của chính thể: đôi mắt của em các linh kiện của máy. 2. Người hay vật có quyền sở hữu với cái thuộc về, chịu sự chi phối của người hay vật có quyền sở hữu đó: sách của tôi Xe máy của anh bán rồi à? 3. Người, sự vật với thuộc tính có được: hương thơm của hoa tình yêu của chúng ta niềm hân hoan của đội thắng cuộc. 4. Người, vật có quan hệ với người hay sự vật được nói đến: Anh ấy là bạn của tôi những nhân tố của sự thành bại. |
của | dt. 1. Mọi thứ do con người làm ra như tiền bạc, tài sản, đồ đạc...: Người làm ra của, của không làm ra người. (tng.) o phải biết tiếc của. 2. Cái ăn với đặc tính riêng: thích của ngọt o của chua. 3. Người hoặc vật thuộc hạng đáng xem thường: Rước cái của ấy về chỉ tổ phá nhà. |
của | lt.1. Từ biểu thị quan hệ sở thuộc giữa chính thể với bộ phận của chính thể: đôi mắt của em o các linh kiện của máy. 2. Người hay vật có quyền sở hữu với cái thuộc về, chịu sự chi phối của người hay vật có quyền sở hữu đó: sách của tôi o Xe máy của anh bán rồi à? 3.Người, sự vật với thuộc tính có được: hương thơm của hoa o tình yêu của chúng ta o niềm hân hoan của đội thắng cuộc. 4. Người, vật có quan hệ với người hay sự vật được nói đến: Anh ấy là bạn của tôi o những nhân tố của sự thành bại. |
của | dt 1. Tiền bạc, đồ đạc, tài sản do sức người làm ra hoặc thuộc quyền sở hữu của ai: Của làm ra để trên gác của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ (tng) 2. Thức ăn có đặc tính gì: Của ngọt; Của chua ai thấy chằng thèm (cd) 3. Người đáng chê: Của ấy thì ai chứa. gt 1. Biểu thị quyền sở hữu: Nhà của anh; Xe của tôi 2. Do ai: Đó là công của nhân dân 3. Thuộc về ai; Thuộc về gì: Cuộc chiến thắng của bộ đội ta; Cánh của máy bay 4. Từ ai; Từ đâu: Di sản của ông cha; Câu thơ của Tố-hữu 5. Có quan hệ với ai, với gì: Em của tôi; Nguồn gốc của sự việc. |
của | dt. Tiền bạc, tài-sản, thức ăn: Người có của, kẻ có công. Của không ngon, nhiều con cũng hết. Của một đồng, công một nén. ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi (C. d) |
của | gt. Thuộc về: Sách của tôi, tiền của anh, của mình. |
của | I. d. 1. Tiền bạc hoặc đồ đạc, tài sản: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ (tng). 2. Thức ăn: Của chua; Của ngọt. II. g. Giới từ biểu thị mối quan hệ. 1. Về quyền sở hữu: Cái xe đạp của tôi. 2. Giữa người và việc: Chuyến bay đầu của anh phi công. 3. Về tính chất: Màu xanh biếc của chim bói cá; Tinh thần bất khuất của nhân dân ta. 4. Về sự xác định, hạn định: Lập trường của giai cấp công nhân. 5. Giữa bộ phận và toàn thể: Nội dung của bài nói chuyện; Nét thẳng của chữ q. 6. Về nguồn gốc, chỗ xuất phát: Lời nói của tình thương. |
của | Nói chung về tiền bạc tài-sản: Của chìm của nổi. Văn-liệu: Của đời người thế. Túi tham của đút chật lèn (Nh-đ-m). Của tin gọi một chút này làm ghi (K.). Của ai tai nấy. Của người phúc ta. Của ai phúc nấy. Của thiên trả địa. Của anh như của chú. Của trời trời lại lấy đi. Của người như của ta. Của Bụt lại thiêu cho Bụt. Của người bồ-tát, của ta lạt buộc. Của Bụt mất một đền mười, Bụt hãy còn cười Bụt chẳng lấy cho. Của chồng công vợ. Của bền tại người. Của ruộng đắp bờ. Của chua ai thấy chẳng thèm. Của chung thiên-hạ đồng lần. Của làm ăn no, của cho ăn thèm. Của một đồng, công một nén. Của ông thông, công bà mít. Của đồng làm ra, của nhà làm nên. Của thập phương ăn mày lộc Phật. Của thế-gian đãi người ngoan thiên-hạ. Của giữa chợ ai thích thì mua. Người làm nên của, của chẳng làm nên người. Của không ngon, đông con cũng hết. Của thiên-hạ nay đây mai đó. Của như non ăn mòn cũng hết. Của như kho, không lo cũng hết. Của rẻ là của ôi. Của làm ra để trên gác, của cờ-bạc để ngoài sân, của phù-vân để ngoài ngõ. ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi. |
của | Thuộc về: Cái nhà này của tôi. |
Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. |
Bà Thân không để ý gì đến câu nói của khách , âu yếm nhìn con : Mẹ định thổi cơm , nhưng lại có cụ đến chơi , thành ra gạo cũng chưa vo. |
Hai anh em , người nào cũng có vẻ rất mãn nguyện , tự bằng lòng vì đã chịu khó làm được đầy đủ những công việc riêng của mình. |
Sẵn của không cần phải nhờ vả ai nên bà chẳng muốn chơi bời với các bà cùng tuổi trong làng. |
Mục đích của bà chỉ để được xem cách ăn nói , làm lụng , đi đứng của Trác. |
Và lòng thương con đã nhiều lần làm bà gây trong óc những cảnh sống êm đềm không nhọc nhằn vất vả ccủacon gái vì được một người chồng giàu có. |
* Từ tham khảo:
- của ai phúc nấy
- của ai tai nấy
- của anh anh mang, của nàng nàng xách
- của anh anh xách, của nàng nàng mang
- của anh như của chú
- của ăncủa để