chiến tranh | dt. Giặc-giã, cuộc đánh nhau giữa hai hoặc nhiều nước. |
chiến tranh | - dt. 1. Hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước: chiến tranh và Hoà Bình chống chiến tranh. 2. Việc tiến hành chống nước khác một cách toàn diện hoặc trên một lĩnh vực nào đó: chiến tranh phá hoại kinh tế chiến tranh tâm lí. |
chiến tranh | dt. 1. Hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước: chiến tranh và hoà bình o chống chiến tranh. 2. Việc tiến hành chống nước khác một cách toàn diện hoặc trên một lĩnh vực nào đó: chiến tranh phá hoại kinh tế o chiến tranh tâm lí. |
chiến tranh | dt (H. tranh: giành nhau) Tình trạng xung đột vũ trang giữa hai lực lượng đối lập: Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
chiến tranh | dt. Sự tranh nhau bằng quân-lực giữa nước nầy với nước kia: Suốt trong lịch-sử loài người, chiến-tranh như là một lẽ dĩ-nhiên cứ đến từng nơi, hết nước nầy đến xứ kia, khi mà những quyền-lợi vật-chất - cho dẫu cuộc xô-xát bằng vũ-khí vì dị đồng tư-tưởng, vì dị đồng tôn-giáo cũng không thoát khỏi ảnh-hưởng của quyền-lợi vật-chất - đã gặp nhiều tương-phản hay những hàng rào muốn vượt qua mà chỉ có một cuộc chém giết nhau là có thể giải-quyết nổi. Cuộc chém giết nhau ấy mà ngày nay chúng ta gọi một cách văn-hoa là chiến-tranh đã trải qua nhiều thời kỳ: giữa loài người và loài thú giữa các nhóm người với các nhóm người giữa bộ lạc nơi nầy với bộ-lạc nơi khác, giữa nước nầy với nước kia, giữa liên-minh nước nầy với liên-minh nước kia, cho đến một thời-kỳ mà chiến-tranh đã thâu gọn lại giữa khối người giàu và khối người nghèo giữa sự tranh dành quyền lợi, tranh dành lẽ sống giữa khối người hữu-sản và khối người vô-sản. // Chiến-tranh cân-não, chiến-tranh chưa phải bằng võ khí, còn trong giai-đoạn làm rối loạn trí óc, làm rối loạn toan-tính của đối-phương. Chiến-tranh nguội, chưa phải bằng võ-khí, còn trong giai-đoạn tuyên truyền chửi bới nhau, làm khó nhau một cách hơi hợp lệ v.v... giữa hai đối phương. |
chiến tranh | d. Tình trạng xung đột bằng võ lực giữa hai lực lượng đối lập. |
chiến tranh | Việc chiến-đấu cạnh-tranh. |
Vào quân đội rồi mỗi người bắt chuyên học một nghề , kế phân phối đi các chiến thuyền để luyện tập , có chiến tranh đem ra đánh giặc , lúc vô sự thì ở trong vương phủ làm xâu , tuổi chưa tới 60 chưa được về làng cùng cha mẹ vợ con. |
chiến tranh tiếp diễn qua ngày 24 , một lũy nữa bị phá , và quân khởi nghĩa phải lùi. |
Cuộc chiến tranh vừa công khai vừa giấu giếm cũng không ai bắt anh cứ phải viết thư về , cứ phải ”đoàn kết“ với vợ. |
Quê hương đau đáu da diết trong những đêm chập chờn mất ngủ trong từng miếng cơm , hớp nước nhưng anh như kẻ tội lỗi phải chạy trốn , giải phóng rồi cả hai miền Bắc Nam xum họp , cả đất nước đoàn tụ và hàn gắn những vết thương chiến tranh với những hậu quả của nó. |
Những làng mạc êm đềm , bóng dừa bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa , con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng , măng cụt... Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài... Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy , chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó , không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất... Và cũng từ những thôn ấp xa xôi , bình yên phẳng lặng ấy , những anh thanh niên , những chị phụ nữ , những em bé , những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ. |
chiến tranh cắt đứt ân tình của hai ta : thôi đành lấy câu vận mệnh để khuây dần thương nhớ vậy. |
* Từ tham khảo:
- chiến tranh biên giới
- chiến tranh cách mạng
- chiến tranh chính nghĩa
- chiến tranh chớp nhoáng
- chiến tranh cục bộ
- chiến tranh du kích