chạy | trt. Nhằm, thành, tiếng cho kết-quả sau khi tính-rợ qua-loa: Tính ra chạy bảy đồng một chục // Nhè, tiếng trách người đã làm một sự lầm-lẫn: Nó lấy mà anh chạy nói tôi! Đứa nhỏ làm mất tiền mà chị Hai lại chạy đánh đứa lớn // (bạc): Bằng, không ai ăn ai: Bù chạy, chín chạy. |
chạy | đt. Bước lẹ, chơn kia chưa đụng đất, chơn nọ đã dở lên: Chạy đua, chưa đi đã chạy; Đường dài ngựa chạy cát bay, Ngỡi-nhân thăm-thẳm một ngày một xa (CD). // (R) Chịu thua, không dám đương-đầu: Chạy dài, chạy mặt bao-nhiêu cũng không chạy mà. // Gởi đi lẹ: Chạy giấy, chạy lục-tống. // Vận-chuyển, không chết: Máy chạy, đồng-hồ còn chạy. // Bắt, kéo ra dài: Con sông chạy dài, dãy núi chạy dài, chạy chỉ, chạy hồi-văn. // Long, vỡ, hư: Khoai mì chạy chỉ, áo chạy chỉ. // Lưu-loát, nhanh, không vấp, không ế: Nói chạy,viết chạy, bán chạy. // Lo, vận-động: Chạy tiền, chạy-chọt. // Trốn lánh, đi nơi khác: Chạy giặc, chạy nạn, me chạy. // Đùa, có chỗ chỉ có chỉ ngang không chỉ dọc hoặc ngược lại: Lụa mỏng, giặt mạnh tay chạy hết. |
chạy | - I. đgt 1. Di chuyển nhanh, bằng bước chân: chạy thi Ngựa chạy đường dài. 2. (Người) di chuyển nhanh đến nơi khác: thua chạy dài chạy giặc. 3. (Phương tiện giao thông) di chuyển trên đường: Tàu chạy trên đường sắt Bắc-Nam Ca nô chạy trên sông. 4. Hoạt động, vận hành (máy móc): Đồng hồ chạy chính xác Máy móc chạy bình thường. 5. Điều khiển máy móc: chạy ca nô trên sông. 6. Mang chuyển thư từ, giấy tờ một cách nhanh chóng: chạy thư chạy công văn giấy tờ. 7. Khẩn trương, nhanh chóng quả quyết để tránh sự khó khăn, tai hoạ: chạy nạn chạy ăn từng bữa. 8. Chịu, bỏ, không tiếp tục nữa: ai đến rồi cũng chạy chạy làng. 9. Trải dài theo đường hẹp: con đường chạy qua làng chạy một đường viền. 10. Tính ra, đổ đồng giá: chạy mười đồng một chục. II. tt. Thuận lợi, suôn sẻ, không bị mắc mớ, ùn tắc: Công việc rất chạy bán chạy hàng. |
chạy | I. đgt.1. Di chuyển nhanh, bằng bước chân: chạy thi o Ngựa chạy đường dài. 2. (Người) di chuyển nhanh đến nơi khác: thua chạy dài o chạy giặc 3. (Phương tiện giao thông) di chuyển trên đường: Tàu chạy trên đường sắt Bắc-Nam o Ca nô chạy trên sông. 4. Hoạt động, vận hành (máy móc): Đồng hồ chạy chính xác o Máy móc chạy bình thường. 5. Điều khiển máy móc: chạy ca nô trên sông. 6. Mang chuyển thư từ, giấy tờ, một cách nhanh chóng: chạy thư o chạy công văn giấy tờ. 7. Khẩn trương, nhanh chóng quả quyết để tránh sự khó khăn, tai hoạ: chạy nạn o chạy ăn từng bữa. 8. Chịu, bỏ, không tiếp tục nữa: ai đến rồi cũng chạy o chạy làng. 9. Trải dài theo đường hẹp: con đường chạy qua làng o chạy một đường viền. 10. Tính ra, đổ đồng giá: chạy mười đồng một chục. II. tt. Thuận lợi, suôn sẻ, không bị mắc mớ, ùn tắc: Công việc rất chạy o bán chạy hàng. |
chạy | đgt 1. Chuyển mình bằng những bước nhanh hơn lúc đi thường: Sáng nào ông cụ cũng chạy nửa giờ; Con ngựa này chạy khoẻ 2. Lánh nhanh đi, để tránh thiệt hại: Vẽ đường cho hươu chạy (tng) 3. Đi vội: Mới nghe tin đã chạy đi ngay 4. Đi khỏi chỗ ở ngày thường: Nhà tôi vừa mới chạy ra chợ 5. Chuyển đi nơi khác: Anh ta chạy công văn về nông thôn 6. Chuyển nhanh đi trong trường hợp cấp bách: Có cơn mưa phải chạy thóc phơi ở sân 7. Đưa đi chỗ khác để tránh bị thua: Đối thủ lên con xe, anh liền chạy con mã 8. Cố kiếm bằng được vật cần cho nhu cầu: Chạy gạo; Chạy ăn từng bữa 9. Tìm cách xin một việc làm, một chức tước, một phẩm hàm: Chạy việc làm; Chạy chân trưởng phòng; Chạy cửu phẩm bá hộ 10. Nhờ người giúp đỡ: Chạy thầy cãí bào chữa cho đồng chí (Trg-chinh); Chạy ngược làm chứng 11. Nói phương tiện giao thông di chuyển; hoặc bắt đầu di chuyển: Ô-tô chạy mất rồi; Tàu chạy đúng giờ 12. Điều khiển cho di chuyển: Chạy ca-nô trên sông đào 13. Nói các chi tiết của một bộ máy chuyển vận: Đồng hồ không chạy nữa; Cho máy chạy 14. Rải ra thành dải dài: Con đường ấy chạy qua làng tôi; Dãy núi chạy dọc bờ biển 15. Không tiếp tục nữa, vì không thể đạt mục đích: Bệnh nặng ông lang đã chạy rồi 16. Trôi chảy: Công việc không chạy đều vì không có nhóm lãnh đạo (HCM). trgt 1. Vội vã cho kịp: Nước lên to, phải gặt chạy 2. Đắt hàng: Thứ vải này, bán chạy. |
chạy | đt. 1. Đi rất mau, gót chân không bén đất: Chạy qua cánh đồng. // Chạy đua. Chạy ba chân bốn cẳng. 2. Tránh, trốn tránh, thua: Chạy nạn. Thua chạy dài. 3. Sắp đặt, lo chỗ nầy chỗ kia để tránh một việc khó khăn: Chạy tiền, chạy bạc. Chạy thầy chạy thuốc. Chạy sấp chạy ngửa. Chạy đường trời, chạy ngã nào cũng không thể tránh được. 4. Đi theo một đường: Con sông chạy dài theo bờ ruộng. 5. Chuyển động được, không hư (nói về máy móc): Cái máy lạnh còn chạy không? 6. Bán được: Hàng hoá lúc nầy chạy lắm. 7. tt. Lưu-loát, không vấp: Văn viết chạy lắm. 8. Tư, đưa đi: Giấy tờ đã chạy chưa? // Anh chạy giấy. |
chạy | I. đg. 1. Chuyển dời mình nhanh hơn đi bằng cách lấy đà liên tiếp, thường có những thời điểm không chân nào chạm đất; nói người chuyển dời mình bằng những bước liên tiếp, không bước nào cả hai chân cùng chạm đất: Hơi muộn rồi, phải chạy mới đến 2. Dự một cuộc đua tốc độ chuyển dời như cách nói trên: Vận động viên chạy 1500 mét. 3. Trốn nhanh, lánh đi nhanh để tránh tai nạn, thiệt hại: Bị đánh tan, chúng chạy vào rừng. 4. Đi vội: Tôi chạy lại báo tin anh đỗ. 5. Đi gần, vắng mặt trong chốc lát: Cô chờ cho mấy phút, mẹ tôi vừa chạy ra phố. 6. Chuyển dời trên mặt đất, mặt nước hoặc trong lòng nước: Ô-tô chạy; Tàu biển chạy ra khơi; Chạy đến gần quân cảng, tàu ngầm mới nhô lên khỏi mặt nước. 7. Bắt đầu chuyển bánh, khởi hành: Nửa giờ nữa tàu Vinh mới chạy. 8. Nói các chi tiết của một bộ máy chuyển vận ăn nhịp với nhau để đạt một mục đích, một tác dụng chung: Lên dây cho đồng hồ chạy; Máy bơm chạy bằng ma-dút. 9. Nói bệnh chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trong cơ thể, từ trạng thái này sang trạng thái khác: Sởi chạy vào phổi. 10. Rải thành một đường dài, trên một diện tích dài và hẹp: Rặng dừa chạy trên bờ kênh; Có nhiều đoạn quốc lộ số 1 chạy ven bờ biển; Dãy Trường Sơn chạy suốt Trung Bộ. 11. Chuyển giấy tờ: Chạy công văn; Chạy thư. 12. Chuyển nhanh đi nơi khác trong trường hợp cấp bách: Có cơn mưa, phải ra chạy thóc; Nước lũ tràn vào, phải chạy quần áo. 13. Kiếm chật vật để thoả mãn một nhu cầu cấp thiết: Chạy ăn; Chạy gạo; Chạy tiền. 14. Xin một việc, một chức tước, phẩm hàm... : Chạy chánh tổng; Chạy cho con được miễn đi lính nguỵ. 15. Nhờ sự giúp đỡ của người trong nghề hoặc có quyền thế: Chạy thầy chạy thuốc; Chạy thầy kiện. II. ph. 1. Đắt hàng: Bánh ngon, bán rất chạy. 2. Mau, vội vã....Cho kịp, để tránh hư hỏng: Gặt chạy, mai có bão. |
chạy | I. Đi nhanh, gót chân không bén xuống đất. Nghĩa rộng: 1. ở chỗ này dời ra chỗ khác thật mạnh: Nhọt chạy. Văn-liệu: Chạy ba chân bốn cẳng. Chạy lên đường trời. Chạy ngược chạy xuôi. Chạy trời đâu khỏi nắng. Chạy sấp chạy ngửa. Vẽ đường cho hươu chạy. 2. Trốn tránh: Chạy cháy, chạy loạn. 3. Nói về máy móc vận-động: Đồng-hồ chạy. 4. Nói về hàng hoá có nhiều người mua: Hàng bán chạy. 5. Đi theo đường dài: Một dãy núi chạy dài, con sông chạy dài, chạy đường viền, chạy triện. 6. Nói về cái gì thông thoát, không vấp, không tắc: Văn nghe chạy, điếu hút chạy. II. Xoay-xở tìm kiếm trong khi cần kíp: Chạy tiền, chạy thuốc, chạy thày, chạy quan. III. Tiếng dùng trong cuộc đánh tài-bàn, bài xấu xin đánh ván khác: Bài tôi không có khàn, xin chạy. |
Bà Thân vội chạy ra. |
Hồi đó tàu còn cchạyhơn 10 cây số một giờ ; và khách quê đi tàu còn mặc cả từng xu như mua rau , mua cá. |
Bỗng có tiếng mợ phán gọi trên nhà , Trác vội vàng " dạ " , vứt chiếc khăn lau xuống đất cchạylên : Thưa cô bảo gì ! Mợ phán ở trên giường bước xuống , vừa vấn tóc vừa hậm hực : Bảo gì à ? Tao đâm vào mặt mày ấy chứ bảo cái gì ! Nàng chưa hiểu gì , mợ phán đã dí một ngón tay vào hẳn mặt nàng : Sáng nay mày ton hót gì với chồng bà ? Thưa cô... Trác chưa kịp nói hết câu để phân trần , mợ phán đã cướp lời : Thưa với gửi gì ! Bà thì xé xác mày ra. |
Nàng cố tìm cách chống đỡ rồi cchạythoát được ra sân. |
Mợ phán biết rằng đuổi theo Trác mà đánh thì không tài nào đánh được cho thật đau , đành chịu ngồi trong nhà lên giọng : Bà không thèm chấp những quân chỉ nói vụng rồi co cẳng cchạy. |
Hai mẹ con mải chuyện trò , công việc không được cchạy; Bà Thân có hơn chục củ cải vẫn chưa thái hết. |
* Từ tham khảo:
- chạy bán sống bán chết
- chạy bắt chân lên cổ
- chạy bữa
- chạy bữa hôm lo bữa mai
- chạy cắm đầu cắm cổ
- chạy cấn