bộ |
dt. Dáng bên ngoài, điệu, cách đi đứng, làm việc, v.v...: Làm bộ, coi bộ, chớ bộ... // Lẽ nào, hình như, tiếng đầu câu để phân-bua ý mình hoặc đoán chừng ý người: Bộ tôi ăn-gian anh sao! Bộ anh nghi tôi lấy món ấy chớ gì! |
bộ |
dt. Pho, đơn-vị, nhóm, tiếng chỉ người hoặc sự-vật cùng một hạng, một loại có dính-dáng nhau: Nguyên bộ, trọn bộ, bộ sách, bộ đồ, bộ lông. |
bộ |
dt. Bước, thuộc chân bước đi để tiến: Quá bộ, tiến-bộ. |
bộ |
dt. Những sổ to của làng, tỉnh để đăng-ký (ghi vào) mọi tài-sản có số thứ-tự để đánh thuế hoặc ghi tên họ dân-số để kiểm-tra: Địa-bộ, sổ-bộ, sót bộ, chánh-lục-bộ, đăng-bộ. |
bộ |
dt. Cơ-quan chuyên-môn của triều-đình hay chính-phủ, chịu trách-nhiệm với vua, tổng-thống hay thủ-tướng để điều-hành việc hành-chánh chuyên-môn, đầu mối tất-cả trong nước. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
bộ |
I. dt. 1. Cái biểu hiện ra bên ngoài của một con người qua hình dáng, cử chỉ: làm bộ o ra bộ ta đây. 2. Năng lực con người được bộc lộ ra vẻ bên ngoài: Bộ nó thì làm ăn gì. 3. Bước chân: bộ dạng o bộ điệu o bách bộ o điệu bộ o nhượng bộ o quá bộ o sơ bộ o tản bộ o thoái bộ o tiến bộ. II. dt. 1. Mặt đất, đất liền, phân biệt với đường thuỷ, hàng không: đường bộ. 2. Tay chân không, chẳng có vũ khí: bắt bộ o đánh bộ với lính. 3. Bước chân: bộ binh o bộ hành o cuốc bộ o thuỷ bộ. III. Đi theo: bộ vận. |
bộ |
l. dt. 1. Cơ quan trung ương của bộ máy nhà nước lãnh đạo và quản lí một số ngành công tác: bộ ngoại giao o bộ văn hoá. 2. Một số cơ quan chỉ huy, lãnh đạo cao cấp: bộ chỉ huy o bộ chính trị o bộ tham mưu o bộ tướng o đoàn bộ o hiệu bộ. 3. Tập hợp những vật cùng loại, làm thành một chỉnh thể: bộ quần áo o bộ xương o bộ sư tập o bộ lạc o bộ máy o bộ môn o bộ tộc o đồng bộ. 4. Một số bộ phận của máy hay thiết bị có cùng chức năng công dụng nào đó: bộ nhớ o bộ khuếch đại ăng-ten. 5. Đơn vị phân loại thực vật trên cấp họ, dưới cấp lớp: bộ hoa hồng. 6. Nhóm phân loại chữ Hán dựa trên sự giống nhau về hình thể: tra từ điển theo bộ. II. Một phần của toàn thể: bộ phận o bộ vị o cán bộ o cục bộ o đại bộ phận o hạ bộ o nội bộ o toàn bộ. III. Cấp bộ: chi bộ o đảng bộ o xứ bộ. |
bộ |
Sổ sách (Nh. bạ): đăng bộ o hương bộ o thuế bộ. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
bộ |
dt Tập hợp một số vật dụng cùng loại, cùng dùng với nhau: Bộ quần áo; Bộ bàn ghế, Bộ đồ nghề. |
bộ |
dt Tập hợp những quyển sách thuộc một tác phẩm dài: Bộ Lịch triều hiến chương loại chí. |
bộ |
dt Tập hợp những bộ phận của máy có công dụng nhất định: Bộ khuếch đại điện áp. |
bộ |
dt Nhóm phân loại sinh vật dưới lớp, trên họ: Con ba ba thuộc họ ba ba, bộ rùa, trong lớp bò sát. |
bộ |
dt Nhóm phân loại chữ Hán dựa theo từng bộ phận có nét giống nhau: Bộ Mộc; Bộ Thuỷ. |
bộ |
dt 1. Bước đi: Đi bộ. 2. Mặt đất (trái với mặt nước): Lên bộ; Đường bộ. 3. Đường đi trên cạn: Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền (Chp). |
bộ |
dt 1. Cái vẻ lộ ra bên ngoài: Ra bộ ta đây kẻ giờ. 2. Khả năng tỏ ra: Bộ mày thì làm gì được. |
bộ |
dt Cơ quan cao cấp trung ương phụ trách một ngành công tác: Bộ giáo dục và đào tạo. |
bộ |
dt Cơ quan chỉ huy tối cao của một tổ chức, một đoàn thể: Bộ tham mưu; Bộ chính trị của một đảng. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân |
bộ |
d. 1. Tập hợp một số vật dụng cùng loại, cùng dùng với nhau: Bộ quần áo; Bộ bàn ghế. 2. Tập hợp những quyển sách thuộc một tác phẩm dài: Bộ Tam quốc chí; Bộ Lịch triều hiến chương loại chí. |
bộ |
d. Vẻ hiện ra ngoài: Làm ra bộ tích cực. |
bộ |
d. 1. Cơ quan hành chính cao cấp phụ trách. một ngành công tác chuyên môn của Nhà nước, đứng đầu là một bộ trưởng: Bộ Nội vụ; Bộ Giáo dục. 2. Trụ sở của cơ quan nói trên: Tổ chức cuộc họp tại bộ. 3. Cơ quan chỉ huy tối cao của một tổ chức, một đoàn thể: Bộ tham mưu; Bộ chính trị. |
bộ |
d. Thành phần của một chữ Hán dùng để phân loại theo nghĩa: Chữ Hán có 214 bộ, dùng để tra từ điển. |
bộ |
d. Tên chỉ những nhóm phân loại sinh vật, dưới lớp, trên họ: Con ba ba thuộc họ ba ba, bộ rùa trong lớp bò sát. |
bộ |
d. Bước chân: Đi bộ. Ngr. Trên cạn: Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền (Chp). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân |
bộ |
Hình-dáng hiện ra bề ngoài: Bộ ấy làm gì được, người ấy chẳng ra gì lại hay làm bộ. |
bộ |
Thống-thuộc, khi dùng để chỉ những vật gì cùng một hạng mà phải theo với nhau: Bộ sách, bộ đồ chè, bộ quân cờ, bộ khuy. Khi dùng để chỉ một toà có các quan coi riêng về viẹc gì: Triều-đình xưa có sáu bộ (bộ lại, bộ hộ, bộ lễ, bộ binh, bộ công, bộ. |
bộ |
Bắt, không dùng một mình. |
bộ |
Bước chân: Đi bộ. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- bộ ác-quy
- bộ bánh cóc
- bộ biến điện
- bộ biến đổi điện
- bộ biến đổi điện áp
- bộ biến đổi điện cơ