ba | st. Số lượng gia-trị bằng một cọng với hai, được hình-dung bằng số 3: Ba người, ba bó, ba đồng. // Số thứ tự giữa hạng nhì và hạng tư: Hạng ba, ngày thứ ba, tháng thứ ba. // Số thứ-tự, trong gia-đình miền Nam, người con kế người đầu lòng: Anh Ba, chị Ba, thằng Ba tôi. // Số lượng không đáng kể: Ăn ba hột cơm, chở ba hột thóc, làm ba con cá. |
ba | dt. Bố, tía, Thầy, tiếng con gọi cha hoặc tiếng người cha đối với con: Ba cho con cuốn sách đi ba; Ba con đâu má?; Ba bầy trẻ. |
ba | - 1 dt. (Pháp: papa) Bố: Ba cháu có nhà không?. // đt. Bố ở cả ba ngôi Con trông nhà để ba đi làm; Xin phép ba cho con đi đá bóng; Chị ơi, ba đi vắng rồi. - 2 dt. (Pháp: bar) Quán rượu La cà ở ba rượu. - 3 st. 1. Hai cộng một Nhà có ba tầng 2. Sau hai trước bốn ở tầng ba; Đứa con thứ ba. |
Ba | - (xã) h. Hiên, t. Quảng Nam |
ba | (Bachelor of Arts) Cử nhân văn chương. |
ba | dt. 1. Số tiếp theo số hai trong dãy số tự nhiên: Ba cộng với hai bằng năm. 2. Chừng độ nào đó, nhưng còn ít ỏi, chẳng đáng kể: Mới ba tuổi ranh đã hút thuốc lá. 3. Chừng độ nào đó, nhưng được xem là nhiều: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (cd.). |
ba | dt. Cha: Sau giải phóng ba con mới được gặp nhau o Má mất sớm nên ba phải sống cảnh gà trống nuôi con. |
ba | (bar) dt. Quán bán rượu, khách hàng có thể đứng hoặc ngồi trên ghế cao để uống tại chỗ. |
ba | sóng: ba đào o ba động o âm ba o bôn ba o phong ba. |
ba | dt. Đơn vị áp suất, thường dùng trong khí tượng, bằng 100000 N/m2 (bằng 1,02 át-mốt-phe). |
ba | dt (Pháp: papa) Bố: Ba cháu có nhà không?. đt Bố ở cả ba ngôi: Con trông nhà để ba đi làm; Xin phép ba cho con đi đá bóng; Chị ơi, ba đi vắng rồi. |
ba | dt (Pháp: bar) Quán rượu: La cà ở ba rượu. |
ba | st 1. Hai cộng một: Nhà có ba tầng. 2. Sau hai trước bốn: ở tầng ba; Đứa con thứ ba. |
ba | st. 1. Hai với một: Ba thu đọng lại một ngày dài ghê (Ng-Du). 2. thứ ba: Anh ba. |
ba | dt. Sóng: âm-ba. |
ba | dt. Cha: Ba ba má. |
ba | (khd) Hơn người, hay dùng mưu thế-lực; bá-quyền. |
ba | d. đ. Cha, bố: Ba cho con đi xem hát. |
ba | 1. t. Hai cộng với một. 2. Sau thứ hai, trước thứ tư, theo thứ tự: Canh ba; Tháng ba. 3. Một số ít không đáng kể: Ba tuổi ranh; Ăn ba hột cho đỡ đói. |
ba | 1. Tiếng để chỉ số-mục, đứng sau số hai: Ba ba là chín. 2. Chỉ thứ-tự: Anh ba, canh ba, bà Chúa Ba. 3. Nói chung về số ít và số nhiều: Lên ba tuổi ranh (nói số ít). Ba đứng, ba loài (nói số nhiều). Văn-liệu: Ba hồn bảy vía (T-ng). Ba làng bảy chợ (T-ng). Ba lo bảy liệu (T-ng). Ba lo bảy lường (T-ng). Ba lừa bảy lọc (T-ng). Ba mặt một lời (T-ng). Ba mươi sáu chước (T-ng). Ba quân thiên hạ (T-ng). Ba vành bảy vẻ (T-ng). Ba vua bảy chú (T-ng). Ba vuông bảy tròn (T-ng). Ba sương một nắng (T-ng). Ngày ba tháng tám (T-ng). Ba năm hăm bảy tháng (T-ng). Ba rằm bảy mùng một (T-ng). Ba vạn sáu nghìn ngày (T-ng). Ba vợ bảy nàng hầu (T-ng). Ba xôi ngồi một chõ (T-ng). Bất quá tam ba bận (T-ng). Ba mươi sáu cái nõn nường (T-ng). Một đời cha, ba đời con (T-ng). Một đời kiện, ba đời thù (T-ng). Làm ruộng ba năm chăn tằm ba lứa (T-ng).Chó ba quay mới nằm, người ba năm mới nó (T-ng). Cơm ba bát, áo ba manh, đói chẳng xanh, rét chẳng chết (T-ng). Ba bà đi bán lợn con, Bán thì chẳng bán lon-xon chạy về (C-d). Ba bà đi bán lợn xề, Bán thì chẳng đắt chạy về lon-xon (C-d). Ba cô mà đứng thong dong, Tôi lấy cô giữa, mất lòng cô bên (C-d). Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không (C-d). Ba năm chúa mở khoa thi (C-d). Giàu ba mươi tuổi chó mừng, Khó ba mươi tuổi em đừng vộ lo (C-d). Một cây làm chẳng nên rừng, Ba cây giụm lại nên từng núi cao (C-d). Một hòn đắp chẳng nên non, Ba hòn đắp lại nên cồn Thái-sơn (C-d). Mồng ba cá đi ăn thề, Mồng bốn cá về cá vượt Vũ-môn (C-d). Mồng năm, mười bốn, hăm ba, Là ngày nguyệt-kỵ chớ ra xuất hành (C-d). Muốn ăn oản bụt cho thơm, Ba tiền gạo nếp thì đơm cả ngày (C-d). Ông tha nhưng bà chẳng tha, Lại còn mồng bảy, mười ba tháng mười (C-d). Trai ba mươi tuổi đang xuân, Gái ba mươi tuổi đã toan về già (C-d). Trong ba mươi sáu đường tu, Đường nào phú-quí phong-lưu thì làm (C-d). Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng, Thác xuống âm-phủ chẳng mang được gì (C-d). Giọt đồng canh đã điểm ba (Trinh-thử). Thanh minh trong tiết tháng ba (K). Cực trăm nghìn nỗi giận ba bốn lần (K). Ngán thay con én ba nghìn, Một cây cù-mộc biết chen cành nào (C-o). Một quyển sách nát, ba thằng trẻ ranh (Phú-cổ). Cũng là mong râu tóc ngoại ba tuần, vì quốc-bộ những ba chìm bảy nổi (Văn-tế cổ). |
ba | Tiếng đường trong đọc kiêng chữ "hoa": Phàn Lê-Ba. Ba nở. |
ba | Sóng. Không dùng một mình. |
ba` Thân đã nhặt xong ba mớ rau. |
" Đã nhổ xong nước trầu , và lau chùi sạch sẽ hai bên mép , ba` Tuân vội cướp lời : Làm lẽ cũng ba , bảy đường làm lẽ , cụ ạ. |
Cách đây chừng ba , bốn năm , bà chịu khó buôn bán tần tảo ở các chợ gần làng nên cũng kiếm thêm được chút ít. |
Rồi lại nhờ hai con chăm chỉ cày cấy , tiêu pha không hết là bao , thành ra tất cả bà đã tậu thêm được hơn ba mẫu nữa. |
Tất cả ba mẹ con , người nào cũng muốn cố công , góp sức , không ai muốn ỷ lại vào người khác để được nhàn rỗi nên cách mưu sống hàng ngày cũng bớt phần khó nhọc và cũng vì thế mà giữa ba mẹ con đã có mối tình thương yêu lẫn nhau rất bền chặt. |
Họ làm một bữa xoàng độ một chục , cũng còn được lãi ba chục. |
* Từ tham khảo:
- ba ba
- ba ba
- ba ba ấp bóng
- ba ba hầm hạt sen
- ba ba nấu chân giò
- ba ba nấu đậu phụ chuối xanh