Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ
Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trong bài này, chúng tôi chỉ nêu một số địa danh mang các từ tiêu biểu.
Trong địa danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trong bài này, chúng tôi chỉ nêu một số địa danh mang các từ tiêu biểu.
Dân tộc Kinh sống cộng cư với 53 dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S qua hàng nghìn năm. Do điều kiện địa lý và lịch sử đặc biệt đó, dân tộc Kinh đã tiếp thu khá nhiều từ của các ngôn ngữ dân tộc anh em. Trong số các dân tộc này, hai dân tộc phía Nam có ngôn ngữ tiếp xúc nhiều với tiếng Việt là tiếng Chăm và tiếng Khơ-me.
Trong tiếng Việt có một số thành ngữ, tục ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, khiến nhiều người không hiểu đúng hoặc đôi khi xảy ra các cuộc tranh luận gay gắt.
Alexandre De Rhodes (1591-1660) là một giáo sĩ Dòng tên, người Pháp và sinh ở Avignon. Ông học hành ở Roma. Ông sống và truyền đạo ở Cochichine (Trung và Nam Kỳ) hơn ba năm (1624-1627), sau đó ông đi Tonkin (Bắc kỳ) và ở đó khoảng ba năm (1627-1630). Ông rời Annam đến sống ở Macao mười năm (1630-1640). Ông trở lại Cochichine sau 13 năm và ở lại đó bốn năm (1640-1645) trước khi ông sang Ba Tư.
Truyện Kiều là một tác phẩm lừng danh hàng đầu trong văn học cổ điển Việt Nam. Tác phẩm này đã được hàng trăm nhà khoa học trong nước và thế giới, cả trăm năm qua, quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa thể nhất trí với nhau.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác
Muốn xác định từ nguyên, ta có nhiều cách để đạt được mục đích. Một trong những cách đó là vận dụng các hiện tượng biến đổi về ngữ âm có tính quy luật để truy tầm nguồn gốc của từ.
Chữ quốc ngữ Latinh hóa (CQN) của tiếng Việt từ khởi đầu được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 4 thế kỉ (từ thế kỉ 17). Ngày nay, sau bao thăng trầm duy trì tồn tại, thứ chữ viết này đang chiếm địa vị hàng đầu về tính phổ biến, tiện dụng trong so sánh với hai thứ chữ tồn tại trước đó (chữ Hán và chữ Nôm) ở Việt Nam. Cũng chính vì thế mà ngày nay cần xem xét đánh giá CQN tiếng Việt không chỉ là phương tiện, công cụ của tiếng Việt mà còn cần được đánh giá như một thành tựu, một thành tố của văn hóa Việt Nam.
Dựa vào lý thuyết của những nhà ngôn ngữ học Xô – Viết, các nhà nghiên cứu, từ những năm 60 của thế kỷ trước, đã tiến hành nhận diện, phân loại và miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ của các phong cách chức năng tiếng Việt dựa vào các cấp độ: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Thành tựu nghiên cứu đã được vận dụng để giảng dạy ở tất cả các cấp học một thời gian khá dài.
Nói đến văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX, người ta hay nhắc đến Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản… Mặc dù không phải là nhà văn đóng vai trò tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản và cũng không thu được nhiều thành tựu như Hồ Biểu Chánh nhưng Nguyễn Chánh Sắt thực sự được biết tới như một cây bút tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kỳ nổi bật ở thời kỳ đầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến năm 1930, nhiều tác phẩm của ông như Trinh hiệp lưỡng nữ (1915), Gái trả thù cha (1920), Tình đời ấm lạnh (1922), Lòng người nham hiểm (1925), Giang hồ nữ hiệp (1928)…
Như chúng ta biết, theo ngữ nghĩa học hiện đại, ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nghĩa vị (hay còn được gọi là nét nghĩa) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quy định lẫn nhau.
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Trong bài này, chúng tôi cố gắng khái quát 12 đặc trưng cơ bản của tiếng Việt về nguồn gốc, ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mục đích chính của bài viết là nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức cơ bản nhất về tiếng Việt mà rất nhiều người không có chuyên môn ngôn ngữ học thì lại không nắm được. Những tri thức này được trình bày bằng lối diễn đạt đơn giản, giúp người đọc hiểu rõ hơn nhiều đặc trưng của tiếng Việt đồng thời góp phần trang bị cho những người Việt Nam làm công tác đối ngoại thuận tiện giới thiệu về ngôn ngữ của đất nước mình.
Với việc ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), tiếng Việt lần đầu tiên trong lịch sử trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và cũng từ đó, ngành Ngôn ngữ học Việt Nam ra đời. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam là nghiên cứu để “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”...
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa vừa cho in một tuyển tập các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Lai – vốn được ông dùng như là bộ bài giảng cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).